Chú ý: Trình duyệt hiện tại của bạn chưa cài đặt flashplayer để xem video.
Vui lòng tải và cài đặt phiên bản flash mới nhất tại đây sau đó ấn Ctrl-F5 để xem video hoặc bạn nên dùng trình duyệt Chrome để xem video tốt hơn - Tải Chrome về
1. Phần 1
20:42
2. Phần 2
20:07
3. Phần 3
16:14
1. Thi online - Chuyện người con gái Nam Xương - Đề 1 -Có lời giải chi tiết
2. Thi online - Chuyện người con gái Nam Xương - Đề 2 - Có lời giải chi tiết
3. Thi online - Chuyện người con gái Nam Xương - Đề 3 - Có lời giải chi tiết
4. Thi online - Chuyện người con gái Nam Xương - Đề 4 - Có lời giải chi tiết
14:02 - 16/12/2020
15:32 - 22/11/2020
em tự viết để nâng cao khả năng của mình nha.Viết xong có thể gửi lên đây để GV sửa cho em nha
16:50 - 22/11/2020
19:20 - 22/11/2020
08:10 - 23/11/2020
19:47 - 11/11/2020
Chào em,
Em có thể tham khảo dàn ý về niềm tin như sau:
I. Mở bài:
- Giới thiệu được vấn đề nghị luận: Ý nghĩa của niềm tin vào bản thân trong cuộc sống của mỗi con người.
II. Thân bài:
- Giải thích khái niệm niềm tin vào bản thân: Đó là ý thức về năng lực, phẩm chất, giá trị của mình trong cuộc sống, biết đánh giá được vị trí, vai trò cùa mình trong các mối quan hệ của cuộc sống...
- Vì sao đánh mất niềm tin vào bản thân sẽ đánh mất nhiều thứ quý giá khác:
+ Mình là người hiểu rõ mình nhất, đánh mất niềm tin vào bản thân sẽ trở thành người không có ý chí, không có nghị lực, không có quyết tâm, không biết mình là ai, sống để làm gì, vì thế mọi điều khác như tiền bạc, công danh, sẽ trở thành vô nghĩa...
+ Không có niềm tin vào bản thân sẽ không thể có cuộc sống độc lập, dễ bỏ qua các cơ hội trong cuộc sống, dễ đổ vỡ, sa ngã, đánh mất chính mình...
- Việc đánh mất niềm tin vào bản thân đang là một thực tế nhức nhối trong cuộc sống hiện đại của một bộ phận giới trẻ:
+ Nhiều bạn trẻ vì sống quá đầy đủ, được bao bọc từ nhỏ nên khi phải đối diện với thử thách cuộc sống thì không thể tự sống bằng chính khả năng của mình, không đủ bản lĩnh sống, dẫn đến phải gục ngã, đầu hàng trước cuộc sống
+ Trong thời đại hội nhập quốc tế một bộ phận giới trẻ khác không trau dồi, rèn luyện nên không đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của xã hội dẫn đến tâm lý thua kém, tự ti, không xác định được phương hướng của cuộc đời dễ bị người khác lừa gạt, lôi kéo —> hình thành một bộ phận thanh niên có tính cách bạc nhược, ăn bám, ỷ lại thậm chí là hư hỏng.
- Phải phân biệt giữa tự tin với tự phụ. Tin vào bản thân, khẳng định giá trị của mình không có nghĩa là tự phụ, huyênh hoang, kiêu ngạo. Đánh giá được vị trí của mình trong cuộc sống không có nghĩa là coi thường người khác. Niềm tin vào bản thân càng không có nghĩa là bằng mọi cách để đạt được những điều mình muốn bất chấp cương thường đạo lý, bất chấp lẽ phải.
- Phải làm gì để xây dựng niềm tin vào bản thân:
+ Đối với mỗi cá nhân phải không ngừng học tập, trau dồi, rèn luyện về kiến thức và đạo đức, không ngừng giao lưu học hỏi. Sớm hình thành lý tưởng sống và dám đấu tranh để thực hiện lý tưởng đó.
+ Đối với các cơ quan quản lý xã hội: Xây dựng và phát huy lối học sáng tạo, học đi đôi với hành, học kết hợp với ứng dụng; giáo dục ý thức cá nhân và hình thành tính tự tin, giàu tự trọng cho thế hệ học sinh, sinh viên; động viên, trân trọng, biểu dương những cá nhân dám nghĩ dám làm, có những đóng góp tích cực cho xã hội.
III. Kết bài:
- Liên hệ bản thân.
Ad chúc em học tốt!
20:06 - 11/11/2020
15:42 - 10/11/2020
15:38 - 01/11/2020
Chào em, có nhiều cách mở bài em nhé, sau đây là một cách, em tham khảo gợi ý:
19:15 - 01/11/2020
Em tham khảo nhé:
- Do thiếu hiểu biết về pháp luật, chồng và vợ đánh nhau chỉ vì nghĩ việc vợ chồng đánh nhau là chuyện riêng trong gia đình không liên quan đến người khác và không ai có quyền can thiệp.
- Do tức giận không làm chủ được bản thân thường hay giải quyết bằng hành động
- Do không được trang bị những kĩ năng sống cần thiết để kiềm chế các hành vi bạo lực nên những lúc giận dữ họ hay giải quyết bằng nắm đấm chứ không phải bằng lời lẽ
- Có những người chồng gia trưởng hay phản ứng với vợ bằng bạo lực
- Do nghiện ngập: Nghiện rượu và ma túy dễ đưa người ta đến bạo lực bởi nó làm thay đổi suy nghĩ con người. Mỗi lần suy nghĩ con người mất khả năng tự chủ làm cho con người trở nên thô bạo hơn, không cần suy nghĩ gì về hành vi của mà đã biến mâu thuẫn thành bạo lực.
- Do khó khăn về kinh tế hoặc do chơi cờ bạc cũng rât dễ bị xung đột cãi cọ rồi sinh ra bạo lực.
- Do ghen tuông
13:18 - 29/10/2020
13:20 - 29/10/2020
Em có thể nói anh nghe suy nghĩ của em về hướng trả lời từng câu không, theo cách hiểu của em, em nêu xong anh sẽ chỉnh và nêu cách làm đúng cho em nhé!
13:21 - 29/10/2020
13:49 - 29/10/2020
14:19 - 29/10/2020
Là chi tiết nghệ thuật đặc sắc, tạo ra cách thắt nút, mở nút bất ngờ:
- Với Vũ Nương: cái bóng in trên tường nàng chỉ cho con hằng đêm thể hiện nỗi nhớ chồng khắc khoải và niềm mong muốn cho con được sống trong cảnh đoàn viên, không bị thiếu thốn tình cha.
- Với bé Đản: ngây thơ tin rằng cái bóng trên tường luôn nín thin thít ấy là người cha đêm nào cũng ở bên mình.
- Với Trương Sinh: chỉ nghe qua lời nói của bé Đản -> nảy sinh sự nghi ngờ, ghen tuông với Vũ Nương, từ đó hành xử tệ bạc, đánh đuổi nàng.
- Giúp Trương Sinh hiểu được nỗi oan của vợ, hóa giải toàn bộ nghi ngờ, thấu tỏ nối oan khuất của Vũ Nương
è Cách mở thắt nút bằng chi tiết cái bóng giúp thấy được cái chết oan ức của VN, qua đó tố cáo xã hội phong kiến nam quyền.
16:38 - 16/10/2020
Chào em, em tham khảo gợi ý sau em nhé:
* Là nạn nhân củachế độ nam quyền, một xã hội mà hôn nhân không có tình yêu và tự do.
- Cái thua thiệt đầu tiên làm nên bất hạnh của Vũ Nương làthua thiệt về vị thế. Cuộc hôn nhân giữa Vũ Nương và Trương Sinh có phần khôngbình đẳng. Vũ Nương “vốn con kẻ khó” còn Trương Sinh lại là “nhà giàu” đến độkhi muốn Sinh có thể xin mẹ trăm lạng vàng để cưới Vũ Nương về. Sự cách bứcgiàu nghèo ấy khiến Vũ Nương sinh mặc cảm và cũng là cái thế khiến Trương Sinhcó thể đối xử thô bạo, gia trưởng với nàng.
* Là nạn nhân củachiến tranh phi nghĩa:
- Nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm không chỉ là nạn nhân củachế độ phụ quyền phong kiến mà còn là nạn nhân của chiến tranh phong kiến , củacuộc nội chiến huynh đệ tương tàn. Nàng lấy Trương Sinh, cuộc sống hạnh phúc,cuộc sống vợ chồng kéo dài chưa được bao lâu thì chàng phải đi lính để lại mìnhVũ Nương với mẹ già và đứa con còn chưa ra đời. Suốt ba năm, nàng phải gánh váctrọng trách gia đình, thay chồng phụng dưỡng mẹ già, chăm sóc con thơ, phảisống trong nỗi nhớ chồng triền miên theo năm tháng.
- Chiến tranh đã làm xa cách, tạo điều kiện cho sự hiểu lầmtrở thành nguyên nhân gây bất hạnh. Đó cũng là ngòi nổ cho thói hay ghen, đanghi của Trương Sinh nảy nở, phát triển, dẫn đến cái chết oan uổng của VũNương.
* Đỉnh điểm của bikịch là khi gia đình tan vỡ, bản thân phải tìm đến cái chết.
- Là người vợ thuỷ chung nhưng nàng lại bị chồng nghi oan vàđối xử bất công, tàn nhẫn.
- Nghe lời ngây thơ của con trẻ Trương sinhđã nghi oan chovợ, mắng nhiếc, đánh đuổi nàng đi bất chấp lời van xin khóc lóc của nàng và lời biện bạch của hàng xóm.
- Vũ Nương đau đớn vô cùng vì tiết giá của mình bị nghi kị,bôi bẩn bởi chính người chồng mà mình yêu thương.
- Bế tắc, Vũ Nương đã phải tìm đến cái chết để giải nỗi oanức, thoát khỏi cuộc đời đầy đau khổ, oan nghiệt.
* Cái kết thúctưởng là có hậu hoá ra cũng chỉ đậm tô thêm tính chất bi kịch trong thân phậnVũ Nương.
- Lược thuật lại kết thúc tác phẩm.
- Phân tích:
+ Có thể coi đây là một kết thúc có hậu, thể hiện niềm mơước của tác giả về một kết thúc tốt lành cho người lương thiện, niềm khát khaomột cuộc sống công bằng nới cái thiện cái đẹp sẽ chiến thắng cái xấu, cái ác.
+ Nhưng sâu xa, cái kết thúc ấy không hề làm giảm đi tínhchất bi kịch của tác phẩm. Vũ Nương hiện về uy nghi, rực rỡ nhưng đó chỉ là sựhiển linh trong thoáng chốc, là ảo ảnh ngắn ngủi và xa xôi. Sau giây phút đónàng vẫn phải về chốn làng mây cung nước, vợ chồng con cái vẫn âm dương đôingả. Hạnh phúc lớn nhất đời người đàn bà ấy là được sum họp bên chồng bên concuối cùng vẫn không đạt được. Sự trở về trong thoáng chốc và lời từ biệt củanàng đã hé ra cái sự thực cay đắng là cái nhân gian đầy oan nghiệt, khổ đau nàykhông có chốn dung thân cho người phụ nữ vì thế mà “Thiếp chẳng thể trở lạichốn nhân gian được nữa”
20:11 - 05/10/2020
12:59 - 05/10/2020
13:37 - 05/10/2020
21:08 - 01/10/2020
Chào em, em tham khảo gợi ý:
- Đây không phải là cái chết bức tử, đột ngột bởi nàng có sự chuẩn bị và suy nghĩ thấu đáo cho cái chết của mình chứ không phải hành động bột phát trong cơn nóng giận, nàng chết vì không còn cách nào khác, chết là để minh oan bảo toàn danh dự.
05:31 - 02/10/2020
Chào em, em tham khảo gợi ý:
- Nàng Vũ Nương đẹp người đẹp nết, được Trương Sinh cươi làm vợ. Gia đình yên ấm hạnh phúc thì chàng Trương phải rời nhà đi lính.
- Ở nhà, Vũ Nương sinh con trai đặt tên là Đản.
- Bà mẹ Trương Sinh vì nhớ con mà sinh bệnh, nàng hết lòng chăm sóc phụng dưỡng , nhưng ít lâu sau bà mất.
- Khi trở về, Trương Sinh nghe lời con trẻ nghi ngờ vợ thất tiết. Vũ Nương phẫn uất bèn trẫm mình xuống sông tự vẫn.
- Cuộc gặp gỡ giữ Phan Lang và Vũ Nương dưới thủy cung.
- Trương Sinh hiểu ra nỗi oan của vợ, hối hận, lập đàn giải oan cho nàng ở bến sông ấy.
- Vũ Nương tha thứ, nhưng không trở về cuộc sống trần thế.
22:16 - 25/09/2020
19:27 - 23/09/2020
Chào em, em có thể chụp hoặc đánh máy đoạn văn lên đây cũng được, các ad sẽ hỗ trợ cho em em nhé.
20:28 - 23/09/2020
20:36 - 23/09/2020
Chào em, em vui lòng đăng ảnh hoặc bài viết lên đây em nhé.
20:43 - 23/09/2020
20:51 - 23/09/2020
07:50 - 24/09/2020
21:33 - 13/09/2020
Để là mình đẽ hay khó : là sao em?
tại sao Bác đã đi nhiều nới nhưng vẫn giữ đc cái Việt Nam ak.
: Bởi vì Bác một lòng yêu nước,quyết tâm bôn ba để cứu nước nhà nên Bác vẫn luôn giữ được cái Việt Nam
21:36 - 13/09/2020
10:28 - 10/09/2020
10:30 - 10/09/2020
20:12 - 06/09/2020
Chào em, ở phần mở bài của đề này, em nên nhấn mạnh đến vai trò, chức năng của văn học rồi sau đó nhấn mạnh đến ý nghĩa của các chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm tự sự - như một nhà nghiên cứu đã từng nói: Chi tiết nhỏ làm nên người nghệ sĩ lớn --> Sau đó, giới thiệu hai chi tiết cần bàn luận em nha.
20:51 - 06/09/2020
Chào em, em tham khảo gợi ý sau em nhé:
1/ Giới thiệu chung:
- Nguyễn Dữ và "Chuyện người con gái Nam Xương":
+ Nguyễn Dữ sống vào khoảng thế kỉ XVI, quê ở Thanh Miện, tỉnh Hải Dương. Ông nổi tiếng học rộng, tài cao.
+ "Chuyện người con gái Nam Xương" rút trong tác phẩm “Truyền kì mạn lục", áng văn xuôi viết bằng chữ Hán của Nguyễn Dữ trong thế kỉ 16 - một kiệt tác văn chương cổ được ca ngợi là “thiên cổ kì bút". Nguyễn Dữ đã sáng tạo thành công hình ảnh cái bóng trên vách, qua đó phản ánh sâu sắc số phận của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến.
- O. Hen - ri và "Chiếc lá cuối cùng":
+ O Hen-ri sinh là nhà văn Mĩ chuyên viết truyện ngắn. Truyện của ông nổi tiếng là dí dỏm, dễ hiểu, giàu tình cảm, luôn có những cái kết bất ngờ và khéo léo. Sáng tác của ông thường nhẹ nhàng nhưng toát lên tinh thần nhân đạo cao cả, tình thương yêu người nghèo khổ, rất cảm động.
+ "Chiếc lá cuối cùng" là một trong những truyện ngắn hay nhất của O Hen-ri. Trong đó, hình ảnh chiếc lá trên tường là một sáng tạo đặc sắc của nhà văn.
2. Giải thích, khẳng định ý kiến:
- Khẳng định ý kiến đúng đắn vì xuất phát từ bản chất của sự sáng tạo văn chương.
- Văn học luôn quan tâm số phận con người: Đối tượng của văn học là con người, trong đó văn học quan tâm nhất vẫn là vấn đề số phận.
- Mỗi nhà văn có cách khám phá, thể hiện riêng: Bản chất của văn học là sáng tạo, mỗi hình tượng cũng như tác phẩm bao giờ cũng là sự sáng tạo mang dấu ấn riêng của cá nhân nhà văn; thể hiện một cách nhìn, cách nghĩ, cách lí giải riêng về thân phận con người bằng những hình thức nghệ thuật độc đáo.
3. Cảm nhận các hình ảnh để làm sáng rõ ý kiến:
a. Hình ảnh chiếc bóng trên vách trong Chuyện người con gái Nam Xương:
- Tái hiện hình ảnh chiếc bóng trên vách
- Ý nghĩa:
+ Chiếc bóng - hiện thân của lòng tốt, tình mẹ con, đạo vợ chồng
+ Chiếc bóng cũng là nguyên nhân tạo nên bi kịch thê thảm đối với nhân vật Vũ Nương và đối với cái gia đình bé nhỏ của nàng.
+ Chiếc bóng thức tỉnh Trương Sinh, giúp chàng nhận ra nỗi oan của vợ.
+ Chiếc bóng thể hiện tư tưởng, tình cảm và quan niệm của tác giả đối với con người:
Sự thấu hiểu, cảm thương sâu sắc số phận những con người bất hạnh, nhất là người phụ nữ. Gửi gắm những triết lí sâu sắc, thấm đẫm tinh thần nhân văn: Cuộc sống luôn đầy những yếu tố bất thường, con người không thể lường trước; thân phận con người nói chung và người phụ nữ nói riêng: thân phận mỏng manh như chiếc bóng- mong manh dễ tan vỡ, khi còn, khi mất. Hạnh phúc, sự sống, … có thể bị hủy hoại vì bất cứ lí do gì, bất cứ lúc nào….
- Về nghệ thuật: Tạo nên sự hàm súc, đa nghĩa đồng thời vừa thắt nút, mở nút tăng sức hấp dẫn cho tác phẩm.
b. Hình ảnh chiếc lá trên tường trong truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng:
- Tái hiện hình ảnh chiếc lá trên tường
- Ý nghĩa:
+ Thể hiện tình cảnh đáng thương của Giôn-xi: nghèo đói, bệnh tật nên tuyệt vọng, mất niềm tin vào cuộc sống.
+ Là kết tinh của hành động cao đẹp, vô tư, quên mình của người họa sĩ già.
+ Là biểu tượng của lòng nhân ái, đức hi sinh, sức mạnh của của niềm tin yêu cuộc sống.
+ Thể hiện tư tưởng, tình cảm và quan niệm của tác giả về con người, cuộc sống:
Sự thấu hiểu, yêu thương của O.Hen-ri với số phận những nghệ sĩ nghèo nước Mỹ nói riêng và con người nói chung. Đề cao lẽ sống nhân ái. Khẳng định sức mạnh của nghệ thuật chân chính: Hướng về con người, nuôi dưỡng niềm tin, khát vọng sống, cứu rỗi con người…
- Về nghệ thuật: Chi tiết này tạo nên tình huống đảo ngược và một kết thúc bất ngờ cho tác phẩm.
4. Đánh giá chung:
- Chiếc bóng trên vách và chiếc lá trên tường là những hình ảnh có thực từ đời sống được các tác giả đưa vào tác phẩm theo những cách riêng, thể hiện quá trình lao động nghệ thuật công phu, sáng tạo với dụng ý nghệ thuật riêng. Qua đó thể hiện sự quan tâm đến số phận con người, tấm lòng nhân đạo của các tác giả.
20:24 - 06/09/2020
Chào em, trong khóa học của cô giáo vẫn có những bài học về tiếng Việt nhưng được gói gọn lại qua một số video em nhé. Em tham khảo: https://tuyensinh247.com/bai-giang-on-tap-tieng-viet-tiet-1-v43496.html (Đây là link bài giảng tiết 1, em hãy vào list khóa học để tìm thêm các bài giảng khác em nhé).
Chúc em học tốt.
21:05 - 03/09/2020
viết bằng chữ Hán, theo thể loại tản văn (văn xuôi), xen lẫn biền văn (văn có đối) và thơ ca, em nhé
10:21 - 31/08/2020
23:06 - 18/08/2020
09:30 - 19/08/2020
11:00 - 18/08/2020
09:21 - 25/10/2020
16:15 - 14/08/2020
16:39 - 14/08/2020
16:53 - 14/08/2020
10:20 - 03/08/2020
10:31 - 03/08/2020
16:00 - 30/07/2020
16:13 - 30/07/2020
16:24 - 30/07/2020
21:59 - 31/10/2020
09:22 - 25/10/2020
17:09 - 27/07/2020
17:15 - 27/07/2020
Lưu ý: Tên tài khoản hay tên đăng nhập là một
Lưu ý: Nếu bạn không thể đăng nhập thông qua tài khoản Facebook hãy liên hệ Hotline 024.7300.7989 để giúp bạn chuyển sang tài khoản trên trang.
Chưa có tài khoản Tuyensinh247.com? Đăng ký ngay !