Đề thi học kì 2 môn hóa 11 ban chuyên trường THPT chuyên Huỳnh Mẫn Đạt

Thời gian thi : 45 phút - Số câu hỏi : 30 câu - Số lượt thi : 2624

Click vào đề thi   Tải đề

Chú ý: Để xem lời giải chi tiết vui lòng chọn "Click vào đề thi"

Một số câu hỏi trong đề thi

Câu 1:  0,05 mol hiđrocacbon X làm mất màu vừa đủ dung dịch chứa 8 gam brom cho ra sản phẩm có hàm lượng brom đạt  69,56%. Công thức phân tử của X là:

Câu 2: Cho axit hữu cơ no, mạch hở có công thức tổng quát là CxHyOz . Vậy điều kiện của x, y, z là:

Câu 3: Đốt cháy hoàn toàn 16,2g hỗn hợp gồm 2 axit cacboxylic no đơn chức  thu được sản phẩm gồm CO2 và H2O , biết  mCO2 – mH2O= 18,2g. Vậy CTCT thu gọn của 2 axit là:

Câu 4: Cho các hợp chất hữu cơ : C2H4 ; C2H2 ; CH2O ; CH2O2 (mạch hở); C3H4O2 (mạch hở, đơn chức). Biết C3H4O2 không làm chuyển màu quỳ tím ẩm. Số chất tác dụng được với dung dịch AgNO3/NH3 tạo ra Ag là:

Câu 5: Giá trị pH của các axit CH3COOH, HCl, HCOOH có cùng nồng độ mol được sắp xếp theo thứ tự tăng dần là

Câu 6: Cho các chất HCHO, C2H4, C2H2, CH3COOH, HCOOH, HCOOC2H5 , CH3COOC2H5 , propin, HCOONa. Số chất có khả năng tham gia phản ứng với dd AgNO3 trong NH3 là:

Câu 7: Điều nào sau đây không đúng khí nói về 2 vị trí trên 1 vòng benzen ?

Câu 8:

Một hợp chất hữu cơ A gồm C, H, O có 50% oxi về khối lượng. Người ta cho A qua ống đựng 12,8gam CuO nung nóng thu được sản phẩm chứa 2 chất hữu cơ và 10,88 gam chất rắn. Mặt khác cho hỗn hợp 2 chất hữu cơ trên tác dụng với dung dịch AgNO3 (dư) trong NH3 tạo ra  38,88 gam Ag. Khối lượng của A cần dùng là :

Câu 9: Đốt cháy hoàn toàn một ankin X ở thể khí thu được H2O và CO2 có tổng khối lượng là 25,2g. Nếu cho sản phẩm cháy đi qua dung dịch Ca(OH)2 dư , thu được 45g kết tủa. CTPT của X là:

Câu 10: Cho sơ đồ:

M \overset{+Br_{2}}{\rightarrow}  Y  \overset{dd NaOH}{\rightarrow}  Z \overset{+CuO ,t^{0}}{\rightarrow} OHC-CH2-CHO

Chất M là :

Câu 11: Cho các chất sau : phenol, etanol, axit axetic , natri hiđroxit. Số cặp chất tác dụng được với nhau là

Câu 12: Đốt cháy ancol A chỉ chứa một loại nhóm chức bằng lượng oxi vừa đủ nhận thấy: nCO2 : nO2 : nH2O = 6: 7: 8. A có CTPT là

Câu 13: Cho một hỗn hợp gồm axit acrylic và axit propionic  tác dụng với Na thì thu được 1,12 lít H(đktc). Vậy tổng khối lượng axit thu được sau khi hidro hóa hoàn toàn hỗn hợp trên là:

Câu 14: Có bao nhiêu đồng phân  có CTPT là C5H10O  tham gia phản ứng tráng gương?

Câu 15: Anken X có công thức cấu tạo: CH3–CH2–C(CH3)=CH–CH3. Tên của X là

Câu 16: Hợp chất X có chứa vòng benzen và có CTPT là C7H8O. Hãy cho biết X có bao nhiêu CTCT tác dụng được với dung dịch NaOH?

Câu 17: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm các ancol thuộc cùng dãy đồng đẳng thu được 13,44 lít CO2 và 15,3g H2O.  Mặt khác,  cho m gam X tác dụng với Na dư thì thu được 5,6 lít H2 . Các thể tích khí đo ở đktc. Giá trị của m là:

Câu 18: Hỗn hợp M gồm 2 axit no X, Y . Đốt cháy hoàn toàn 0,3 mol M thu được 11,2 lít CO2 (đktc). Còn để trung hòa 0,3 mol M cần 250ml dd KOH 2M. CTCT của X, Y là:

Câu 19: Chia 0,3 mol axit cacobxylic A thành hai phần bằng nhau.

-  Đốt cháy phần 1 được 19,8 gam CO2.

- Cho phần 2 tác dụng hoàn toàn với 0,2 mol NaOH, thấy sau phản ứng không còn NaOH

Vậy A là:

Câu 20: Đốt cháy hoàn toàn 1 mol hỗn hợp X gồm 1 ancol đơn chức và một anđehit đơn chức cần 76,16 lít O2 (đktc) tạo ra 54 gam H2O. Tỉ khối hơi của X đối với H2 là :

Câu 21: X là hỗn hợp 2 ancol đơn chức, cùng dãy đồng đẳng, có tỷ lệ khối lượng 1:1. Đốt cháy hết 0, 1325 mol X thu được 11,11 gam CO2 . Vậy X gồm 2 ancol là

Câu 22: Hai chất hữu cơ X1 và X2 đều có khối lượng phân tử bằng 60 đvC . Xcó khả năng phản ứng với: Na, NaOH, Na2CO3. Xphản ứng với dung dịch NaOH(đun nóng) nhưng không phản ứng Na. Công thức cấu tạo của X1, X2 lần lượt là

Câu 23: Hiđrocacbon X là đồng đẳng của benzen có công thức phân tử C8H10. Biết khi X tác dụng với brom có hoặc không có mặt bột sắt trong mỗi trường hợp chỉ thu được một dẫn xuất monobrom duy nhất. Tên của X là :

Câu 24: Axit cacboxylic no, mạch hở X có công thức đơn giản nhất là (C3H4O3)n . Công thức phân tử của X là :

Câu 25: Sản phẩm chính của phản ứng tách HBr của CH3CH(CH3)CHBrCH3 là

Câu 26: Cho sơ đồ biến hóa sau:

X \xrightarrow[lam lanh nhanh]{1500^{0}C}Y \xrightarrow[C]{600^{0}C} Z \xrightarrow[bot-Fe]{T}C6H5-Br

            Các  chất X, Y, Z, T lần lượt là:

Câu 27: Cho các chất sau: NaOH (1), PbS (2), CaCO3 (3), KCl (4), ZnO (5), (NH4)2CO3 (6), CH3OH (7), Cu (8) . Những chất tác dụng được với CH3COOH là:

Câu 28: Cho m gam một ancol no, đơn chức X qua bình  đựng CuO (dư) , nung nóng. Sau khi phản ứng hoàn toàn , khối lượng chất rắn trong bình giảm 0,32g. Hỗn hợp hơi thu được  có tỉ khối đối với Hlà 15,5. Giá trị của m là:

Câu 29: Để tinh chế khí axetilen có lẫn tạp chất là : CH4, SO2, C2H4 và CO2 thì người ta dùng những dãy hóa chất nào dưới đây:

Câu 30: HOA 11 CHHKII

CÂu 30: Cho các chất : HCN, H2, dung dịch KMnO4, Br2/H2O, Br2/CH3COOH

Số chất phản ứng được với (CH3)2CO ở điều kiện thích hợp là

Bạn có đủ giỏi để vượt qua

Xếp hạng Thành viên Đúng Làm Đạt Phút
1 NhAn HT 5 14 36% 44.32
2 Trần Anh Tuấn 9 18 50% 36.22
3 Hang Nguyen 24 28 86% 45.85
4 Nguyễn Tiến Đạt 7 11 64% 45.1
5 Mia Wiliams 7 30 23% 3.72
6 phan doan hung 21 30 70% 36.1
7 Nguyen Minh Anh 16 30 53% 19.58
8 Tuấn Tiền Tỉ 10 30 33% 22.62
9 lê thị khuyên 6 11 55% 45.25
10 Phạm Duy Thái 3 3 100% 3.92
11 Đặng Hồng Thanh 23 29 79% 44.67
12 Thành Công Bùi 8 16 50% 21.18
13 Lê Quốc Toàn 9 29 31% 36.17
14 Lê Thị Lệ Quỳnh 6 18 33% 40.83
15 Vu Dinh Can 0 0 0% 0.53
16 nguyễn thị phương thảo 8 28 29% 15.92

Cùng tham gia trao đổi với bạn bè!

Lớp 11