Tel: 024.7300.7989 - Phone: 1800.6947 (Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)

Giỏ hàng của tôi

Một vật được thả trượt không vận tốc đầu từ đỉnh một mặt phẳng nghiêng \({30^0}\) so với phương ngang. Hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt phẳng là \(0,2\). Lấy \(g = 10m/{s^2}\). Tìm gia tốc chuyển động của vật?

Câu 440639:

Một vật được thả trượt không vận tốc đầu từ đỉnh một mặt phẳng nghiêng \({30^0}\) so với phương ngang. Hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt phẳng là \(0,2\). Lấy \(g = 10m/{s^2}\). Tìm gia tốc chuyển động của vật?

A.  \(3,54m/{s^2}\)

B. \(3,27m/{s^2}\)

C. \(2,65m/{s^2}\)

D. \(2,5m/{s^2}\)

Câu hỏi : 440639

Quảng cáo

Phương pháp giải:

Phương pháp động lực học:


Bước 1: Chọn vật (hệ vật) khảo sát.


Bước 2: Chọn hệ quy chiếu (Cụ thể hoá bằng hệ trục toạ độ vuông góc; Trục toạ độ Ox luôn trùng với phương chiều chuyển động; Trục toạ độ Oy vuông góc với phương chuyển động)


Bước 3: Xác định các lực và biểu diễn các lực tác dụng lên vật trên hình vẽ.


Bước 4: Viết phương trình hợp lực tác dụng lên vật theo định luật II Niu Tơn.


\(\overrightarrow {{F_{hl}}}  = \overrightarrow {{F_1}}  + \overrightarrow {{F_2}}  + ... + \overrightarrow {{F_n}}  = m.\vec a\) (*) (Tổng tất cả các lực tác dụng lên vật)


Bước 5: Chiếu phương trình lực (*) lên các trục toạ độ Ox, Oy:


\(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{Ox:{\rm{ }}{F_{1x}} + {F_{2x}} + {\rm{ }} \ldots  + {F_{nx}} = ma\;\;\;\left( 1 \right)}\\{Oy:{\rm{ }}{F_{1y}} + {F_{2y}} + {\rm{ }} \ldots  + {F_{ny}} = 0\;\;\;\,\,\,\,\left( 2 \right)}\end{array}} \right.\)


Giải phương trình (1) và (2) ta thu được đại lượng cần tìm.

  • Đáp án : B
    (1) bình luận (0) lời giải

    Giải chi tiết:

    Vật chịu tác dụng của 3 lực trên mặt phẳng nghiêng: Trọng lực \(\vec P\); Phản lực \(\vec Q\); Lực ma sát: \(\overrightarrow {{F_{ms}}} \)

    Biểu diễn các lực tác dụng vào vật và chọn hệ trục toạ độ như hình vẽ:

     

    Ta có: \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{\vec P = \overrightarrow {{P_1}}  + \overrightarrow {{P_2}} }\\{\left( {\overrightarrow {{P_2}} ;\vec P} \right) = \alpha }\end{array}} \right.\)

    Từ hình vẽ ta có:

    \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{\sin \alpha  = \dfrac{{{P_1}}}{P} \Rightarrow {P_1} = P.\sin \alpha  = mg.\sin \alpha }\\{\cos \alpha  = \dfrac{{{P_2}}}{P} \Rightarrow {P_2} = P.\cos \alpha  = mg.\cos \alpha }\end{array}} \right.\)

    Áp dụng định luật II Niuton ta có :\(\overrightarrow {{F_{ms}}}  + \vec Q + \overrightarrow {{P_1}}  + \overrightarrow {{P_2}}  = m.\vec a{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( * \right)\)

    Chiếu (*) lên Ox, Oy ta được :

    \(\begin{array}{*{20}{l}}\begin{array}{l}\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{ - {F_{ms}} + {P_1} = ma}\\{Q - {P_2} = 0}\end{array}} \right. \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{a = \dfrac{{{P_1} - {F_{ms}}}}{m}}\\{Q = {P_2}}\end{array}} \right.\\ \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{a = \dfrac{{mg.\sin \alpha  - \mu N}}{m}}\\{N = Q = {P_2} = mg.\cos \alpha }\end{array}} \right.\end{array}\\{ \Rightarrow a = \dfrac{{mg.\sin \alpha  - \mu .mg.\cos \alpha }}{m} = g\left( {\sin \alpha  - \mu .\cos \alpha } \right)}\end{array}\)

    Thay số ta được :

    \(a = 10.\left( {\sin 30 - 0,2.\cos 30} \right) = 3,27m/{s^2}\)

    Lời giải sai Bình thường Khá hay Rất Hay
Xem bình luận

2k8 Tham gia ngay group chia sẻ, trao đổi tài liệu học tập miễn phí

>> Học trực tuyến Lớp 10 cùng thầy cô giáo giỏi tại Tuyensinh247.com, Cam kết giúp học sinh học tốt, bứt phá điểm 9,10 chỉ sau 3 tháng, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

Hỗ trợ - Hướng dẫn

  • 024.7300.7989
  • 1800.6947 free

(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com