Tel: 024.7300.7989 - Phone: 1800.6947 (Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)

Giỏ hàng của tôi

“Hùng vĩ của Sông Đà không phải chỉ có thác đá. Mà nó còn là những cảnh đá bờ sông, dựng vách thành, mặt sông chỗ ấy chỉ lúc đúng ngọ mới có mặt trời. Có vách đá thành chẹt lòng Sông Đà như một cái yết hầu. Đứng bên này bờ nhẹ tay ném hòn đá qua bên kia vách. Có quãng con nai con hổ đã có lần vọt từ bờ này sang bờ kia. Ngồi trong khoang đò qua quãng ấy, đang mùa hè mà cũng thấy lạnh, cảm thấy mình như đứng ở hè một cái ngõ mà ngóng vọng lên một khung cửa sổ nào trên cái tầng nhà thứ mấy nào vừa tắt phụt đèn điện.

Lại như quãng mặt ghềnh Hát Loóng, dài hàng cây số nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm như lúc nào cũng đòi nợ xuýt bất cứ người lái đò Sông Đà nào tóm được qua đấy. Quãng này mà khinh suất tay lái thì cũng dễ lật ngửa bụng thuyền ra.

Lại như quãng Tà Mường Vát phía dưới Sơn La. Trên sông bỗng có những cái hút nước giống như cái giếng bê tông thả xuống sông để chuẩn bị làm móng cầu. Nước ở đây thở và kêu như cửa cống cái bị sặc. Trên mặt cái hút xoáy tít đáy, cũng đang quay lừ lừ những cánh quạ đàn. Không thuyền nào dám men gần những cái hút nước ấy, thuyền nào qua cũng chèo nhanh để lướt quãng sông, y như là ô tô sang số ấn ga cho nhanh để vút qua một quãng đường mượn cạp ra ngoài bờ vực.”

                 (Trích “Người lái đò Sông Đà” - Nguyễn Tuân, SGK Ngữ Văn 12 – Tập 1)

Cảm nhận của anh/ chị về hình tượng Sông Đà trong đoạn trích trên. Từ đó nêu lên những nét nổi bật trong phong cách nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Tuân.

Câu 545235: “Hùng vĩ của Sông Đà không phải chỉ có thác đá. Mà nó còn là những cảnh đá bờ sông, dựng vách thành, mặt sông chỗ ấy chỉ lúc đúng ngọ mới có mặt trời. Có vách đá thành chẹt lòng Sông Đà như một cái yết hầu. Đứng bên này bờ nhẹ tay ném hòn đá qua bên kia vách. Có quãng con nai con hổ đã có lần vọt từ bờ này sang bờ kia. Ngồi trong khoang đò qua quãng ấy, đang mùa hè mà cũng thấy lạnh, cảm thấy mình như đứng ở hè một cái ngõ mà ngóng vọng lên một khung cửa sổ nào trên cái tầng nhà thứ mấy nào vừa tắt phụt đèn điện.


Lại như quãng mặt ghềnh Hát Loóng, dài hàng cây số nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm như lúc nào cũng đòi nợ xuýt bất cứ người lái đò Sông Đà nào tóm được qua đấy. Quãng này mà khinh suất tay lái thì cũng dễ lật ngửa bụng thuyền ra.


Lại như quãng Tà Mường Vát phía dưới Sơn La. Trên sông bỗng có những cái hút nước giống như cái giếng bê tông thả xuống sông để chuẩn bị làm móng cầu. Nước ở đây thở và kêu như cửa cống cái bị sặc. Trên mặt cái hút xoáy tít đáy, cũng đang quay lừ lừ những cánh quạ đàn. Không thuyền nào dám men gần những cái hút nước ấy, thuyền nào qua cũng chèo nhanh để lướt quãng sông, y như là ô tô sang số ấn ga cho nhanh để vút qua một quãng đường mượn cạp ra ngoài bờ vực.”


                 (Trích “Người lái đò Sông Đà” - Nguyễn Tuân, SGK Ngữ Văn 12 – Tập 1)


Cảm nhận của anh/ chị về hình tượng Sông Đà trong đoạn trích trên. Từ đó nêu lên những nét nổi bật trong phong cách nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Tuân.

Câu hỏi : 545235

Quảng cáo

Phương pháp giải:

- Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng).


- Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập một văn bản nghị luận văn học.

  • (2) bình luận (0) lời giải
    ** Viết lời giải để bạn bè cùng tham khảo ngay tại đây

    Giải chi tiết:

    Yêu cầu hình thức:

    - Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận văn học để tạo lập văn bản.

    - Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

    Yêu cầu nội dung:

    I. Mở bài: Dẫn dắt giới thiệu vấn đề nghị luận của bài viết: cảm nhận hình tượng sông Đà trong đoạn trích, từ đó nêu lên những nét nổi bật trong phong cách nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Tuân.

    II. Thân bài

    1) Giới thiệu tác giả Nguyễn Tuân và tác phẩm Người lái đò Sông Đà.

    * Giới thiệu tác giả Nguyễn Tuân.

    * Giới thiệu tác phẩm “Người lái đò Sông Đà”.

    2) Cảm nhận hình tượng Sông Đà trong đoạn trích.

    a) Giới thiệu sông Đà trên bản đồ địa lí.

    - Sông Đà là phụ lưu lớn nhất của sông Hồng bắt nguồn từ tỉnh Vân Nam- Trung Quốc.

    - Sông Đà dài 910km, đoạn ở Việt Nam dài 527 km. Điểm đầu là biên giới Việt Nam-Trung Quốc tại huyện Mường Tè (Lai Châu) rồi nhập với sông Hồng ở Phú Thọ.

    - Sông Đà là một nguồn tài nguyên thủy điện lớn cho ngành công nghiệp thủy điện ở Việt Nam.

    -> Dòng sông Đà hùng vĩ đầy sức mạnh đồng thời cũng đẹp một cách thi vị đã tạo cảm hứng để nhà văn xây dựng nên hình tượng nghệ thuật Sông Đà bất hủ với muôn đời trong thiên tùy bút của mình.

    b) Cảm nhận hình tượng Sông Đà trong đoạn trích- tác giả tập trung tái hiện nét hùng vĩ và hung bạo

    b1) Sự hung bạo thể hiện ở cảnh đá bờ sông dựng vách thành

    - Hình ảnh “mặt sông chỗ ấy chỉ lúc đúng ngọ mới có mặt trời” đã gợi ra được độ cao của vách đá hai bên bờ sông, đồng thời cũng diễn tả được cái lạnh lẽo, âm u của những khúc sông có đá dựng thành vách.

    - Hình ảnh so sánh “vách đá thành chẹt lòng Sông Đà như một cái yết hầu” đã diễn tả sự nhỏ hẹp của dòng chảy. Để tô đậm cho sự nhỏ hẹp đó, nhà văn đã sử dụng liên tiếp 2 hình ảnh liên tưởng “đứng bên này bờ nhẹ tay ném hòn đá qua bên kia vách”, “có quãng con nai con hổ đã có lần nhảy vọt từ bờ này sang bờ kia”.

    -> Tuy nhiên, chính sự nhỏ hẹp đó đã gợi ra lưu tốc rất lớn của dòng chảy, nhất là vào mùa nước lũ, bao nhiêu nguy hiểm rình rập trong những khúc sông này.

    - Bằng liên tưởng độc đáo, Nguyễn Tuân đã tiếp tục khắc sâu ấn tượng về độ cao của những vách đá, sự lạnh lẽo, u tối của đoạn sông và sự nhỏ hẹp của dòng chảy “ngồi trong khoang đò qua quãng ấy, đang mùa hè mà cũng thấy lạnh, cảm thấy mình như đứng ở hè một cái ngõ mà ngóng vọng lên một khung cửa sổ nào trên cái tầng nhà thứ mấy nào vừa tắt phụt đèn điện”.

    b2) Sự hung bạo thể hiện ở ghềnh đá “quãng mặt ghềnh Hát Loóng”

    - Nhân hóa con sông như một kẻ chuyên đi đòi nợ thuê:

    + Dữ dằn, gắt gao “gùn ghè suốt năm như lúc nào cũng đòi nợ xuýt”.

    + Vô lí: vì không cần biết nạn nhân có nợ nần gì không, sẵn sàng đòi nợ “bất cứ người lái đò sông Đà nào”.

    + Tàn bạo: đòi phải trả bằng cả tính mạng.

    - Điệp từ, điệp ngữ, điệp cấu trúc (nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió) được hỗ trợ bởi những thanh trắc liên tiếp đã tạo nên âm hưởng dữ dội, nhịp điệu khẩn trương, dồn dập như vừa xô đẩy, vừa hợp sức của sóng, gió và đá khiến cho cả ghềnh sông như sôi lên, cuộn chảy dữ dằn

    - Kết hợp nhịp ngắn, dài theo lối tăng tiến tạo cảm giác những chuyển động của sóng, gió và đá ngày càng lớn, tạo nên một mối đe dọa thực sự đối với bất kì người lái đò nào “quãng này mà khinh suất tay lái thì cũng dễ lật ngửa bụng thuyền ra

    b3) Sự hung bạo thể hiện ở những “cái hút nước” chết người.

    - Sự khủng khiếp tàn độc: Được cảm nhận bằng các giác quan khác nhau:

    + thị giác: những hình ảnh liên tưởng độc đáo và mới lạ: từ trên nhìn xuống mặt nước sông “Trên sông bỗng có những cái hút nước giống như cái giếng bê tông thả xuống sông để chuẩn bị làm móng cầu

    -> Những từ “quay tít”, “xoay tít” “xoáy tít” được láy đi láy lại để diễn tả tốc độ chóng mặt truyền đến cho người đọc cảm giác kinh hoàng trong khoảnh khắc trải nghiệm tưởng tượng ngắn ngủi.

    + thính giác: lúc thì “nước ở đây thở và kêu như cửa cống cái bị sặc” -> Các từ ngữ thở, kêu, sặc đã thể hiện cường lực ghê gớm của những cái hút nước

    - Giải pháp: “Không thuyền nào dám men gần những cái hút nước ấy, thuyền nào qua cũng chèo nhanh để lướt quãng sông, y như là ô tô sang số ấn ga cho nhanh để vút qua một quãng đường mượn cạp ra ngoài bờ vực. Chèo nhanh và tay lái cho vững mà phóng qua cái giếng sâu…”

    c) Đánh giá chung.

    - Sông Đà hiện lên thật hung bạo nhưng cũng thật hùng vĩ với nhiều dạng vẻ khác nhau. Đặc điểm đó cũng chính là tiềm năng thủy điện to lớn của sông Đà.

    - Nghệ thuật xây dựng hình tượng sông Đà:

    + Nhà văn đã dùng sức mạnh điêu khắc của ngôn từ để truyền hồn sống, truyền cái linh động ma quái vào từng khối đá, từng luồng nước

    + Nhà văn đã huy động tối đa các giác quan thị giác, xúc giác, thính giác và vận dụng tri thức của nhiều lĩnh vực như địa lí, quân sự, võ thuật, điện ảnh… để tái hiện hình ảnh sông Đà gây ấn tượng mạnh mẽ với người đọc.

    3) Những nét nổi bật trong phong cách nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Tuân.

    - Trước hết, ta thấy một Nguyễn Tuân luôn say mê truy tìm vẻ đẹp độc đáo của con người và cuộc sống.

    - Ông thường miêu tả những cảnh đẹp tuyệt mỹ, tuyệt đích; cái đẹp ấy là sự hội tụ của cái đẹp thi vị trữ tình và vẻ đẹp hoàng tráng dữ dội đến dữ dằn.

    - Cái uyên bác của Nguyễn Tuân thể hiện rõ ở những hiểu biết sâu sắc về nhiều lĩnh vực khoa học, nghệ thuật được ông đưa vào trang văn của mình.

    - Ngôn ngữ trong văn ông đa dạng, phong phú, mới mẻ, in đậm dấu ấn cá tính riêng. Các câu văn Nguyễn Tuân giàu nhạc điệu, co duỗi nhịp nhàng.

    III. Kết luận

    - Khái quát lại nhận định.

    - Giá trị nội dung, nghệ thuật.

     

     

    Lời giải sai Bình thường Khá hay Rất Hay
Xem bình luận

>> Luyện thi TN THPT & ĐH năm 2024 trên trang trực tuyến Tuyensinh247.com. Học mọi lúc, mọi nơi với Thầy Cô giáo giỏi, đầy đủ các khoá: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng; Tổng ôn chọn lọc.

Hỗ trợ - Hướng dẫn

  • 024.7300.7989
  • 1800.6947 free

(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com