Đề luyện Dao động điều hòa - Con lắc lò xo, Con lắc đơn đề số 1

Thời gian thi : 35 phút - Số câu hỏi : 20 câu - Số lượt thi : 383

Click vào đề thi   Tải đề

Chú ý: Để xem lời giải chi tiết vui lòng chọn "Click vào đề thi"

Một số câu hỏi trong đề thi

Câu 1: Một vật dao động điều hòa trên quỹ đạo MN. Gọi I là điểm trên quỹ đạo sao cho trong nửa chu kì thời gian vật đi từu M đến I gấp 5 lần thời gian vật đi từ I đến N. Biết tốc độ tại I là 5 cm/s. Tại trung điểm MN vật có tốc độ bằng:

Câu 2: Lực kéo về tác dụng lên vật dao động điều hòa đổi chiều ngay khi:

Câu 3: Vật nhỏ của một con lắc lò xo dao động điều hòa theo phương ngang , mốc thế năng tại vị trí cân bằng .Khi gia tốc của vật có độ lớn băng một nửa độ lớn của gia tốc cực đại thì tỉ số giữa động năng và thế năng của vật là

Câu 4: Chiều dài của con lắc lò xo treo thẳng đứng dao động điều hòa biến đổi từ 20 cm đến 40 cm, khi lò xo có chiều dài 25 cm thì:

Câu 5: Một con lắc lò xo đang cân bằng trên mặt phẳng nghiêng góc 370 so với phương ngang. Tăng góc nghiêng them 160 thì cân bằng lò xo dài thêm 2cm. Bỏ qua ma sát và lấy g=10m/s2, sin370=0,6. Tần số góc dao động riêng của con lắc là

Câu 6:  Con lắc lò xo treo thẳng đứng . Kéo con lắc xuống khỏi vị trí cân bằng O một đoạn A = 5 cm rồi thả ra cho nó dao động. Do chịu tác động của lực cản có độ lớn không đổi nên nó dao động tắt dần. Biên độ của con lắc giảm đều 1 mm trong từng chu kì. Số lần con lắc qua O kể từ lúc thả con lắc là

Câu 7: Vật dao động điều hòa với tần số f = 0,5 Hz, biên độ A = 5 cm. Tại thời điểm t, vật có li độ x = - 4cm và đang chuyển động theo chiều (+). Tại thời điểm t’ = t + 0,5 s, vật có li độ

Câu 8: Một con lắc lò xo dao động theo phương thẳng đứng. Chiều dài tự nhiên của con lắc lò xo là 60cm. Khối lượng của quả cầu là 200g. Lấy g= 10m/s2. Lúc t=0 lò xo có độ dài 59cm, vận tốc bằng 0 và lực đàn hồi có độ lớn 1N, chiều dương hướng xuống. Độ cứng của lò xo có độ lớn là

Câu 9: Treo một con lắc trên trần ô tô đang chuyển động, trần nằm ngang

Câu 10: Một con lắc lò xo gồm vật nhỏ có khối lượng m = 0,2 kg và lò xo có độ cứng k = 20 N/m. Vật nhỏ được đặt trên giá đỡ cố định nằm ngang dọc theo trục lò xo. Hệ số ma sát trượt giữa giá đỡ và vật nhỏ là 0,01. Từ vị trí lò xo không biến dạng, truyền cho vật vận tốc ban đầu 1 m/s thì thấy lò xo dao động tắt dần trong giới hạn đàn hòi của lò xo. Lấy g = 10 m/s2. Độ lớn lực đàn hồi  cực đại của lò xo trong quá trình dao động là

Câu 11: Con lắc lò xo có độ cứng k = 100 N/m, khối lượng vật nặng m = 1 kg. Vật nặng đang đứng ở vị trí cân bằng, ta tác dụng lên con lắc một ngoại lực biến đổi điều hòa theo thời gian với phương trình F = F0cos10πt. Sau một thời gian ta thấy vật dao động ổn định với biên độ A = 6 cm. Tốc độ cực đại của vật có giá trị bằng:

Câu 12: Cho 2 nguồn sóng kết hợp có phương trình dao động u1 = Acos(πt + \frac{\pi }{3}) và u2 = Acos(πt + π ) . Gọi I là trung điểm 2 nguồn. Phần tử vật chất tại I dao động với biên độ:

Câu 13: Một con lắc đơn gồm quả cầu kim loại nhỏ khối lượng m, tích điện q>0, dây treo nhẹ, cách điện, chiều dài ℓ. Con lắc dao động điều hòa trong điện trường đều có \vec{E} hướng thẳng đứng xuống dưới. Chu kì dao động của con lắc được xác định bằng biểu thức:

Câu 14: Một vật nhỏ khối lượng m = 100 g được treo vào một lò xo khối lượng không đáng kể, độ cứng k = 40 N/m. Kích thích để con lắc dao động điều hòa (bỏ qua các lực ma sát) với cơ năng bằng 0,05 J. Gia tốc cực đại và vận tốc cực đại của vật tương ứng là

Câu 15: Con lắc lò xo có m = 500 g và k = 50N/m dao động thẳng đứng với biên độ 12 cm. Lấy g = 10 m/s2. Khoảng thời gian lò xo bị nén trong một chu kì là

Câu 16: Một con lắc đơn được treo ở trần một thang máy. Khi thang máy đứng yên con lắc đơn dao động điều hòa với ch kì T. Khi thanh máy đi lên thẳng đứng, chậm dàn đều với gia tốc có độ lớn bằng một nửa gia tốc trọng trường tại nơi đặt thang máy thì con lắc dao động điều hòa với chu kì T’ bằng

Câu 17: Một vật có khối lượng m = 1000g dao động điều hòa với chu kì T = 2s. Vật qua vị trí cân bằng với vận tốc v0 = 31,4cm/s2. Biết rằng ở thời điểm t = 0 vật qua ly độ x = 5cm theo chiều âm của trục tọa độ. Lấy π2 \approx 10. Phương trình  dao động điều hòa của vật là:

Câu 18: Một lò xo có đầu trên cố định, đầu dưới treo một vật nặng. Tại vị trí cân bằng, lò xo giãn 4cm. Lấy g= 9,8m/s2. Kéo vật (theo phương thẳng đứng) xuống dưới vị trí cân bằng 2cm rồi buông nhẹ. Độ lớn gia tốc của vật lúc vừa buông ra  là:

Câu 19: Vật nặng của hai con lắc đơn có cùng khối lượng, chiều dài dây treo hai con lắc lần lượt là 81 cm và 64 cm. Cho hai con lắc dao động nhỏ ở cùng một nơi trên mặt đất với cùng một năng lượng dao động. Biên độ góc của con lắc thứ nhất là α01= 50. Biên độ góc của con lắc thứ hai là  

Câu 20: Một vật dao động điều hòa trên quỹ đạo dài L, với tần số 2,5 Hz. Khoảng thời gian dài nhất và khoảng thời gian ngắn nhât để vật đi hết quãng đường ∆s < L lần lượt là ∆t1 và ∆t2 (với ∆t1 = 2∆t2). Giá trị của ∆t1 bằng

Bạn có đủ giỏi để vượt qua

Xếp hạng Thành viên Đúng Làm Đạt Phút
1 Do Hai Dang 20 20 100% 3.15
2 Minh Duc Trinh 19 20 95% 35.45
3 hoàng thọ hoàng 14 15 93% 24.9
4 Võ Văn Thạnh 13 20 65% 32.8
5 Ngocanh Rubi 10 15 67% 34.72
6 nguyen minh tan 11 19 58% 20.38
7 phank00 10 19 53% 11.7
8 nguyenvantuyen 5 6 83% 4.13
9 levantuan 3 3 100% 7.22
10 là thị tám 6 12 50% 14.22
11 Đinh Trọng Thực 2 3 67% 0.1
12 Đỗ Thị Thảo Nhung 1 1 100% 0.6
13 hoang thuy chi 9 14 64% 28.8
14 Nhu Hong Tran 3 14 21% 36.52
15 van hung 0 0 0% 0.33
16 tranhoangtrong 0 1 0% 0.93
17 Phạm Thị Bích Thủy 1 5 20% 9.32

Cùng tham gia trao đổi với bạn bè!

Lớp 12