Đề thi thử đại học môn Hóa đề số 21
Thời gian thi : 90 phút - Số câu hỏi : 50 câu - Số lượt thi : 174
Chú ý: Để xem lời giải chi tiết vui lòng chọn "Click vào đề thi"
Câu 1: X là hợp chất hữu cơ có công thức phân tử C4H10O. Biết: _ Khi oxi hóa X bằng CuO(t0), thu được anđêhit. _ Khi cho anken tạo thành từ X hợp nước(H+, t0) thì cho một ancol bậc 1 và một ancol bậc 3 Tên gọi của X là
Câu 2: Chất X được tạo bởi bốn nguyên tố : C, H, N và O. Đốt cháy 1 mol x thu được 3 mol CO2 ; 0,5 mol N2 và 3,5 mol H2O. Tỉ khối hơi so với không khí là . X tác dụng được với NaOH lẫn H2SO4. X làm mất màu nước brom. X là
Câu 3: Chia 7,22 gam hỗn hợp X gồm Fe và kim loại M(hóa trị 2) làm 2 phần bằng nhau: _ Phần 1: Cho tác dụng với dung dịch HCl dư cho ra 2,128 lít khí H2(đktc) _ Phần 2: Cho tác dụng với dung dịch HNO3 dư cho sản phẩm khử duy nhất là khí NO có thể tích bằng 1,792 lít H2( ở đktc). Kim loại M và % khối lượng của M có trong X là:
Câu 4: Điện phân dung dịch NaOH 10-2M và Na2SO4 10-2M. pH của dung dịch sau khi điện phân là(Giả sử thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể).
Câu 5: Có bao nhiêu công thức cấu tạo có công thức phân tử C6H10 tạo kết tủa với dung dịch AgNO3 trong amoniac?
Câu 6: Để phân biệt Na2CO3; NaHCO3; CaCO3 có thể dùng
Câu 7: Cho dãy các chất : Ca (HCO3)2; NH4Cl; ZnSO4; Al (OH)3; Zn(OH)2 . Theo thuyết Bron-stet số chất có tính lưỡng tính là:
Câu 8: Đốt cháy hoàn toàn a mol chất X (chứa C, H, O) mạch thẳng thu được b mol CO2 và mol H2O (c = b – a). Cho 7,92 gam X tác dụng với NaHCO3 dư tu được 2,688 lít CO2 (đktc).Tên của X là
Câu 9: Để điều chế một ít Cu trong phòng thí nghiệm, người ta có thể dùng phương pháp nào trong các phương pháp sau: (1): Dùng Fe cho vào dung dịch CuSO4 (2): Điện phân dung dịch CuSO4 (3): Khử CuO ở nhiệt độ cao
Câu 10: Cho các chất : (I): CH3COOH ; (II): CH3CH2OH ; (III): C6H5OH (phenol) ; (IV): HO-C2H4-OH ;(V): H2O. Sự linh hoạt của nguyên tử H trong phân tử các chất tăng dần theo thứ tự:
Câu 11: Trong các cặp chất sau đây cặp chất nào cùng tồn tại trong một dung dịch?
Câu 12: Hỗn hợp A gồm 2 axit hữu cơ no ( mỗi axit chưa không quá một nhóm –COOH) có khối lượng 16 gam, tương ứng với 0,175 mol. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp A rồi cho sản phẩm cháy qua nước vôi trong dư thu được 47,5 gam kết tủa. Mặt khác, nếu cho hỗn hợp Atác dụng vừa đủ với dung dịch Na2CO3 thu đưực 22,6 gam muối. Công thức cấu tạo , số gam mỗi axit trong hỗn hợp A là:
Câu 13: Để điều chế Al người ta điện phân nóng chảy Al2O3 mà không điện phân AlCl3 vì
Câu 14: Cho hợp chất hữu cơ X ( phân tử chỉ chứa C, H, O và một loại nhóm chức ). Biết 5,8 gam X tác dụng hết với dung dịch AgNO3/NH3 tạo ra 43,2 gam Ag. . Mặt khác 0,1 mol X sau khi hidro hóa hoàn toàn phản ứng vừa đủ với 4,6 gam Na. Xác định công thức cấu tạo của X?
Câu 15: Một hỗn hợp X gồm 2 kim loại kiềm A, B thuộc 2 chu kỳ kế tiếp, khối lượng mX = 8,5 gam. X phản ứng hết với nước cho ra 3,36 lít khí H2 (đktc). Xác định A, B và khối lượng mỗi kim loại.
Câu 16: Một hỗn hợp X gồm Al và Fe2O3 thực hiện phản ứng nhiệt nhôm. Phản ứng hoàn toàn cho ra chất rắn Y. Y tác dụng với dung dịch NaOH dư cho ra 3,36 lít khí H2 (đktc). Cho Z tác dụng với H2SO4 loãng dư thu được 8,96 lít khí(đktc). Khối lượng của Al và Fe2O3 có trong hỗn hợp X là
Câu 17: Cho 1 đinh sắt vào dung dịch muối Fe3+ thì màu của dung dịch chuyển từ vàng (Fe3+) sang màu lục nhạt (Fe2+). Fe cho vào dung dịch Cu2+ làm phai màu xanh của Cu2+ nhưng Fe2+ cho vào dung dịch Cu2+ không làm phai màu xanh của Cu2+. Từ kết quả trên cho sắp xếp các chất khử Fe2+; Fe ; Cu theo thứ tự độ mạnh tăng dần
Câu 18: Một nguyên tố R có 3 đồng vị X, Y, Z biết tổng số các hạt cơ bản (p, n, e) trong 3 đồng vị bằng 129, số nơtron đồng vị X hơn đồng vị Y 1 hạt. Đồng vị Z có số proton bằng số nơtron. Xác định điện tích hạt nhân nguyên tử và số khối của 3 đồng vị X, Y, Z.
Câu 19: Chiều tăng dần tính axit của các axit :HClO4, H2SO4, H2S2O3
Câu 20: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hidrocacbon A, thu được 0,6 mol CO2 và 0,3 mol H2O. Cũng 0,1 mol A cho tác dụng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thì thu được 29,2 gam kết tảu có màu vàng nhạt. Vậy A là
Câu 21: Có 3 ancol đa chức : (1) CH2OH – CHOH –CH2OH (2) CH2OH(CHOH)2CH2OH ; (3) CH3-CHOH-CH2OH Chất phản ứng được với Na, HBr, Cu(OH)2 là
Câu 22: Xét các chất (1): amoniac ; (2) metylamin; (3) đimetyl amin; (4) anilin; (5) điphenylamin. Độ mạnh tính bazơ của các chất trên tăng dần như sau:
Câu 23: Xem các chất : (I) : CH3COONa ; (II) ClCH2COONa ; (III) CH3CH2COONa ; (IV) NaCl. So sánh sự thủy phân của các dung dịch cùng nồng độ mol/l của các muối trên.
Câu 24: Hỗn hợp A gồm hai amino axit no mạch hở, đồng đẳng kế tiếp, có chứa một nhóm amino và một nhóm chức axit trong phân tử. Lấy 23,9 gam hỗn hợp A cho tác dụng với 100ml dung dịch HCl 3,5M( có dư), được dung dịch D. Để tác dụng hết với các chất trong dung dịch D cần dùng 650 ml dung dịch NaOH 1 M. Công thức của hai chất trong hỗn hợp A là:
Câu 25: Sắp xếp các dung dịch có cùng nồng độ mol sau đây: FeSO4, H2SO4, KNO3 và Na2CO3 theo chiều pH tăng dần .
Câu 26: Xác định kim loại M ( thuộc 1 trong 4 kim loại sau: Al, Fe, Na, Ca) biết rằng M tan trong dung dịch HCl cho ra dung dịch muối X. M tác dụng với Cl2 thì thu được muối Y. Nếu thêm kim loại M vào dung dịch muối Y ta được dung dịch muối X
Câu 27: Cho hỗn hợp A gồm 2 anđehit A1 và A2 là đồng đẳng kế tiếp đốt cháy A2 tạo ra CO2 và H2O với tỉ lệ số mol là 1:1, trong đó A1 có 53,33% oxi về khối lượng. Oxi hóa hỗn hợp A thu được hỗn hợp B gồm 2 axit tương ứng. Tìm giá trị tỉ khối (d) của B so với A?
Câu 28: X là một chất hữu cơ được tạo bởi ba nguyên tố là C, H, và O.Đốt cháy 1 mol X thu được 8 mol CO2 và 4 mol H2O. Tỉ khối hơi của X so với metan bằng 9,5. X chứa chức hóa học nào? Biết rằng X có chứa nhân thơm trong phân tử, khi cho 1 mol X tác dụng với Na thu được 0,5 mol H2, và 1 mol X tác dụng hết với tối đa 3 mol NaOH
Câu 29: Trong bình kín dung tích không đổi chứa một lượng hỗn hợp 2 este đồng phân có cùng công thức phân tử CnH2nO2 và O2 ở 136,50C, áp suất trong bình 1atm (thể tích oxi đã lấy gấp đôi thể tích cần cho phản ứng cháy). Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp trong bình ở 819K, áp suất trong bình sau phản ứng bằng 2,375 atm.
Câu 30: Để phân biệt nhanh 3 chất lỏng không màu : axit metacrylic, axit fomic, phenol, dùng được thuốc thử nào dưới đây?
Câu 31: 250 ml dung dịch A chứa Na2CO3 và NaHCO3 khi tác dụng với H2SO4 dư cho ra 2,24 lít CO2(đktc) . 500 ml dung dịch A tác dụng với CaCl2 dư cho ra 16 gam kết tủa. Nồng độ mol của Na2CO3 và NaHCO3 trong A lần lượt là
Câu 32: Hỗn hợp X gồm hai ancol đơn chức no mạch hở đồng đẳng liên tiếp. Thực hiện phản ứng este hóa hoàn 10,32 gam hỗn hợp ba este, thu được 8,52 gam hỗn hợp ba ete. Công thức hai ancol trong hỗn hợp X là
Câu 33: Cho 4 oxit MgO, Cr2O3, BeO, Mn2O7, chọn oxit chỉ phản ứng được với bazo và oxit chỉ phản ứng được với axit.
Câu 34: Để phân biệt Fe kim loại , FeO, Fe2O3, và Fe3O4 ta có thể dùng
Câu 35: Thêm từ từ 1 dung dịch HCl 0,2M vào 500 ml dung dịch Na2CO3 và KHCO3. Với thể tích dung dịch HCl thêm vào là 0,5 lít thì có những bọt khí đầu tiên xuất hiện và với thể tích 1,2 lit dung dịch HCl thì hết bọt khí thoát ra. Nồng độ mol của Na2CO3 và KHCO3 trong dung dịch ban đầu lần lượt là:
Câu 36: Hòa tan hoàn toàn 4,88 gam hỗn hợp X gồm Cu và oxit sắt bằng dung dịch HNO3 dư, sau phản ứng thu được dung dịch Y(không chứa muối amoni ) và 1,12 lit (đktc) hỗn hợp khí Z(NO và NO2) có tỉ khối với H2 bằng 19,8. Cô cạn dung dịch Y thu được 14,78 gam hốn hợp muối khan. Công thức phân tử oxit sắt và số mol HNO3 đã tham gia phản ứng lần lượt là
Câu 37: Điện phân 100 ml dung dịch chứa AgNO3 0,1M và Cu(NO3)2 0,1M với cường độ dòng điện I= 1,93A. Tính thời gian điện phân ( với hiệu suất là 100%) . Để kết tủa hết Ag(t1) và kết tủa hết Ag và Cu (t2).
Câu 38: Hỗn hợp khí A có khối lượng 24,6 gam gồm một ankan, 0,3 mol etilen; 0,2 mol axetilen và 0,7 mol hidro . Cho lượng hỗn hợp A trên qua xúc tác Ni, nung nóng, thu được hỗn hợp khí B có thể tích 37,736 lít (đktc). Kết luận nào về hỗn hợp B là đúng?
Câu 39: Đem 2 kg glucozơ, có lẫn 10% tạp chất, lên men ancol, hiệu suất 70%. Cho biết etanol có khối lượng riêng là 0,79 g/ml. Thể tích ancol 400 có thể điều chế được do sự lên men trên là
Câu 40: Tìm hệ số trong phương trình phản ứng sau: C6H4(CH3)2 + KMnO4 +H2SO4 →C6H4(COOH)2 + MnSO4 +K2SO4 +H2O Hệ số (tối giản, có nghĩa) của các chất tham gia phản ứng trên lần lượt là
Câu 41: Hỗn hợp X gồm các axit hữu cơ no, đơn chức, mạch hở và este no, đơn chức mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X bằng một lượng oxi vừa đủ. Toàn bộ sản phẩm cháy được dẫn chậm qua dung dịch H2SO4 đặc, dư thấy khối lượng bình đựng axit tăng m gam và có 13,44 lít khí (đktc) thoát ra. Giá trị của m là
Câu 42: X là hợp chất hữu cơ có thành phần nguyên tố là C, H, O, Cl . Khối lượng mol phân tử của X là 122,5. Tỉ lệ số mol của C, H, O, Cl là 4: 7: 2: 1. Đem thủy phân trong dung dịch xút thì thu được hai chất có thể cho được phản ứng tráng bạc. X là:
Câu 43: Cho các chất (1) dung dịch Br2 (2) Na (3) dung dịch NaHCO3 (4) dung dịch HCl (5) dung dịch NaOH Phenol phản ứng được với những chất nào trong các chất trên?
Câu 44: 17,7 gam một ankylamin cho tác dụng với dung dịch FeCl3 dư thu được 10,7 gam kết tủa. Công thức của ankylamin là
Câu 45:
Cho phản ứng thuận nghịch thực hiện trong dung dịch nước:
(dd) +3B (dd) C(dd) +3D(dd)
Khi thêm nước vào dung dịch cân bằng sẽ;
Câu 46: Capron là sợi tổng hợp được điều chế từ monomer là caprolaptam. Một loại tơ capron có khối lượng phân tử là 14916 đvC. Số đơn vị mắt xích có trong loại phân tử loại tơ này là:
Câu 47: Trong các hợp chất sau AlF3, AlCl3, AlBr3, AlI3, cho biết hợp chất nào chứa liên kết ion, liên kết cộng hoá trị phân cực. (Cho biết độ âm điện của Al, Fe, Cl, Br, I lần lượt bằng 1,6 ; 4,0 ; 3,0 ; 2,8; 2,6)
Câu 48: Thực hiện phản ứng crackinh m gam isobutan, thu được hỗn hợp X gồm các hidrocacbon. Dẫn hỗn hợp X qua bình nước Brom có hòa tan 6,4 gam brom. Nước brom mất màu hết, có 4,704 lít hỗn hợp khí Y (đktc) gồm các hidrocacbon thoát ra. Tỉ khối hơi Y so với hidro bằng . Trị số của m là
Câu 49: Nung 62 gam một cacbonnat MCO3 cho đến khi pahnr ứng hoàn toàn thu được chất rắn A và khí CO2. Cho toàn thể khí CO2 đi qua dung dịch Ca(OH)2 trong thu được 30 gam kết tủa. Đun dung dịch trong lại thì thu thêm 10 gam kết tủa. Khối lượng của A và kim loại M là
Câu 50: Cho phương trình phản ứng hóa học :
a Al + b HNO3 → c Al(NO3)3 +d NO2 + eNO +f H2O
Sau phản ứng thu được hỗn hợp X gồm NO2 và NO có =15,3 thì hệ số cân bằng a, b , c lần lượt là
Bạn có đủ giỏi để vượt qua
Xếp hạng | Thành viên | Đúng | Làm | Đạt | Phút |
1 |
![]() |
30 | 44 | 68% | 89.3 |
2 |
|
29 | 43 | 67% | 73.42 |
3 |
|
15 | 25 | 60% | 36.13 |
4 |
![]() |
8 | 14 | 57% | 35.07 |
5 |
![]() |
7 | 11 | 64% | 17.3 |
6 |
![]() |
6 | 12 | 50% | 14.38 |
7 |
![]() |
3 | 5 | 60% | 13.22 |
8 |
![]() |
1 | 1 | 100% | 7.47 |
9 |
![]() |
1 | 2 | 50% | 8.37 |
10 |
![]() |
9 | 11 | 82% | 41.13 |
11 |
![]() |
0 | 1 | 0% | 7.67 |