Tel: 024.7300.7989 - Phone: 1800.6947 (Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)

Giỏ hàng của tôi

Cho  (O) đường kính AB; trên tia đối của tia AB lấy điểm C, vẽ đường thẳng d vuông góc với AB tại C; lấy điểm M bất kỳ trên đường tròn, tia BM cắt d tại D, tia DA cắt (O) tại điểm thứ hai E.

     a) Chứng minh tứ giác ACDM là tứ giác nội tiếp.

     b) Chứng minh: BM.BD = BA.BC

     c) Chứng minh MA là phân giác \(\angle CME\)

     d) Giả sử CA = 4 cm; AB = 9 cm. Tìm vị trí của điểm M trên (O) để khoảng cách giữa hai điểm D và E nhỏ nhất.

Câu 539534: Cho  (O) đường kính AB; trên tia đối của tia AB lấy điểm C, vẽ đường thẳng d vuông góc với AB tại C; lấy điểm M bất kỳ trên đường tròn, tia BM cắt d tại D, tia DA cắt (O) tại điểm thứ hai E.


     a) Chứng minh tứ giác ACDM là tứ giác nội tiếp.


     b) Chứng minh: BM.BD = BA.BC


     c) Chứng minh MA là phân giác \(\angle CME\)


     d) Giả sử CA = 4 cm; AB = 9 cm. Tìm vị trí của điểm M trên (O) để khoảng cách giữa hai điểm D và E nhỏ nhất.

Câu hỏi : 539534
  • (0) bình luận (0) lời giải
    ** Viết lời giải để bạn bè cùng tham khảo ngay tại đây

    Giải chi tiết:

    a) Chứng minh tứ giác ACDM là tứ giác nội tiếp. (1 điểm)

    Xét \(\left( O \right)\): \(\angle AMB = {90^0}\) (góc nội tiếp chắn nửa đường tròn).

    \( \Rightarrow \angle AMD = {90^0}\) (kề bù \(\angle AMB = {90^0}\))

    Mà \(\angle ACD = {90^0}\,\,\left( {d \bot CB} \right)\)

    \( \Rightarrow \angle AMD + \angle ACD = {180^0}\)

    Xét tứ giác \(ACDM\): \(\angle AMD + \angle ACD = {180^0}\)

    Mà \(\angle AMD,\,\,\angle ACD\) là 2 góc đối nhau

    \( \Rightarrow \) Tứ giác \(ACDM\) là tứ giác nội tiếp (dhnb tgnt).

    b) Chứng minh: BM.BD = BA.BC (1 điểm)

    Xét \(\Delta BMA\) và \(\Delta BCD\)

    \(\begin{array}{l}\angle CBD\,\,chung\\\angle BMA = \angle BCD = {90^0}\\ \Rightarrow \Delta BMA \sim \Delta BCD\,\,\left( {g.g} \right)\end{array}\)

    \( \Rightarrow \dfrac{{BM}}{{BC}} = \dfrac{{BA}}{{BD}}\) (định nghĩa 2 tam giác đồng dạng)

    \( \Rightarrow BM.BD = BA.BC\,\,\,\left( {dpcm} \right)\)

    c) Chứng minh MA là phân giác \(\angle CME\) (1 điểm)

    Xét \(\left( O \right)\): \(\angle AEB = {90^0}\) (góc nội tiếp chắn nửa đường tròn).

    \( \Rightarrow \Delta AEB\) vuông tại \(E\)

    \( \Rightarrow \angle ABE + \angle BAE = {90^0}\).

    Mà \(\angle CDA + \angle CAD = {90^0}\) (do \(\Delta ACD\) vuông tại \(C\)).

    \(\angle CAD = \angle BAE\) (2 góc đối đỉnh).

    \( \Rightarrow \angle ABE = \angle CDA\,\,\left( 1 \right)\)

    Xét \(\left( O \right)\): \(\angle ABE = \angle AME\) (2 góc nội tiếp cùng chắn cung \(AE\))  (2)

    Xét đường tròn ngoại tiếp tứ giác \(ACDM\): \(\angle CDA = \angle CMA\) (2 góc nội tiếp cùng chắn cung \(AC\))  (3)

    Từ (1), (2), (3) \( \Rightarrow \angle CMA = \angle EMA \Rightarrow MA\) là tua phân giác của \(\angle CME\) (đpcm).

    d) Giả sử CA = 4 cm; AB = 9 cm. Tìm vị trí của điểm M trên (O) để khoảng cách giữa hai điểm D và E nhỏ nhất. (0.5 điểm)

    \(DE = DA + AE\mathop  \ge \limits^{Co - si} 2\sqrt {DA.AE} \)

    Ta chứng minh được \(DA.AE = AC.AB = 4.9 = 36\).

    \(\begin{array}{l} \Rightarrow DE \ge 2\sqrt {36}  \Leftrightarrow DE \ge 12\\ \Rightarrow D{E_{\min }} = 12 \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}DA = AE\\DE = 12\end{array} \right. \Rightarrow DA = AE = 6\,\,cm\end{array}\)

    \(DC = \sqrt {D{A^2} - A{C^2}}  = \sqrt {{6^2} - {4^2}}  = \sqrt {20} \).

    \(\Delta CDB\) vuông tại \(C \Rightarrow \tan \angle CBD = \dfrac{{CD}}{{CB}} = \dfrac{{\sqrt {20} }}{{13}}\).

    Vậy \(DE\) nhỏ nhất \( = 12 \Leftrightarrow M \in \left( O \right)\) sao cho \(\tan \angle CBD = \dfrac{{\sqrt {20} }}{{13}}\).

    Lời giải sai Bình thường Khá hay Rất Hay
Xem bình luận

Tham Gia Group 2K9 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí

>> Học trực tuyến lớp 9 và luyện vào lớp 10 tại Tuyensinh247.com, cam kết giúp học sinh lớp 9 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

Hỗ trợ - Hướng dẫn

  • 024.7300.7989
  • 1800.6947 free

(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com