Đề thi thử đại học môn Hoá số 16

Thời gian thi : 90 phút - Số câu hỏi : 50 câu - Số lượt thi : 245

Click vào đề thi   Tải đề

Chú ý: Để xem lời giải chi tiết vui lòng chọn "Click vào đề thi"

Một số câu hỏi trong đề thi

Câu 1: Hỗn hợp khí X gồm hiđro và một hiđrocacbon. Nung nóng 24,64 lít hỗn hợp X (đktc), có Ni làm xúc tác, để phản ứng xảy ra hoàn toàn, biết rằng có hiđrocacbon dư. Sau phản ứng thu được 25,2 gam hỗn hợp khí Y. Tỉ khối hỗn hợp Y so với hiđro bằng 21. Khối lượng H2 có trong hỗn hợp X là

Câu 2: CO2 không cháy và không duy trì sự cháy của nhiều chất nên được dùng để dập tắt các đám cháy. Tuy nhiên, CO2 không dùng để dập tắt đám cháy nào dưới đây?

Câu 3: Cho 4,48 lít CO (đktc) tác dụng với FeO ở nhiệt độ cao. Sau phản ứng thu được chất rắn X có khối lượng bé hơn 1,6 gam so với khối lượng FeO ban đầu. Khối lượng Fe thu được và % thể tích CO2 trong hỗn hợp khí sau phản ứng lần lượt là

Câu 4: X là một este có cấu tạo đối xứng, có công thức phân tử C16H4O4. Một mol X tác dụng được với bốn mol NaOH. Muối natri của axit thu được sau phản ứng xà phòng hoá nếu đem đốt cháy chỉ thu được CO2 và xôđa. X là

Câu 5: Thực hiện phản ứng tráng bạc 36 gam dung dịch glucozơ 10% với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3. Nếu hiệu suất phản ứng 100% thì khối lượng bạc kim loại thu được là

Câu 6: Cho V lít (đktc) hỗn hợp khí gồm 2 olefin liên tiếp nhau trong cùng dãy đồng đẳng hợp nước (xúc tác H+) thu được 12,9 gam hỗn hợp X gồm 3 ancol. Đun nóng X trong H2SO4 đặc ở 1400C thu được 10,65 gam hỗn hợp Y gồm 6 ete khan. Giả sử hiệu suất các phản ứng là 100%. Công thức phân tử của 2 olefin và giá trị của V là

Câu 7: 100ml dung dịch X chứa MCl2 0,1M và NCl2 phản ứng vừa đủ với 200ml dung dịch Na2SO4 0,09M cho ra kết tủa có khối lượng là 3,694 gam. Biết rằng N và M là 2 kim loại nhóm IIA thuộc 2 chu kì liên tiếp của bảng tuần hoàn. M, N và nồng độ mol của NCl2 trong dung dịch X lần lượt là:

Câu 8: Hỗn hợp A gồm Al và Fe3O4 có khối lượng trung bình là \bar{M}_{A}. Tiến hành phản ứng nhiệt nhôm sau một thời gian thu được hỗn hợp B có khối lượng phân tử trung bình là \bar{M}_{B}. Quan hệ giữa \bar{M}_{A}\bar{M}_{B}

Câu 9: Cho sơ đồ chuyển hoá: P2O5  \overset{+KOH}{\rightarrow}  X  \overset{+H_{3}PO_{4}}{\rightarrow}  Y  \overset{KOH}{\rightarrow}  Z Các chất X, Y, Z lần lượt là:

Câu 10: Từ metyl metacrylat đem trùng hợp sẽ thu được thuỷ tinh hữu cơ (plexiglas). Để điều chế 120 gam metyl metacrylat thì cần dùng bao nhiêu gam axit metacrylat để thực hiện phản ứng este hoá với ancol metylic? Cho biết phản ứng este hoá này có hiệu suất 40%

Câu 11: Khối lượng nguyên tử Bo là 10,81. Bo có 2 đồng vị : _{5}^{10}\textrm{B}_{5}^{11}\textrm{B}. % khối lượng đồng vị _{5}^{11}\textrm{B} trong axit H3BO3 (coi khối lượng của H, O tương ứng là 1, 16) là

Câu 12: Để bảo vệ vỏ tàu đi biển, trong các kim loại sau: Cu, Zn, Pb nên dùng kim loại nào?

Câu 13: A là một este có công thức thực nghiệm (C3H5O2)n. Một mol A tác dụng vừa đủ hai mol KOH trong dung dịch, tạo một muối và hai ancol hơn kém nhau một nguyên tử cacbon trong phân tử. A là

Câu 14: Hỗn hợp A chứa glixerol và một ancol X (phân tử có 3 nguyên tử C). Đốt cháy hoàn toàn một lượng hỗn hợp A thì thu được 13,44 lít CO2 (đktc) và 10,8g H2O. Nếu lấy cùng lượng hỗn hợp A đó cho tác dụng với Na (dư) thì thể tích khí H2 sinh ra là:

Câu 15: Cho 150ml dung dịch KOH 1,2M tác dụng với 100ml dung dịch AlCl3 nồng độ x mol/lít, thu được dung dịch Y và 4,68 gam kết tủa. Loại bỏ kết tủa, thêm tiếp 175ml dung dịch KOH 1,2M vào Y, thu được 2,34 gam kết tủa. Giá trị của x là

Câu 16: Để điều chế Ca(OH)2 người ta có thể dùng phương pháp sau: (1): Nung thạch cao, sau đó cho sản phẩm rắn tác dụng với nước (2): Nung đá vôi, sau đó cho sản phẩm rắn tác dụng với nước (3): Cho dung dịch CaCl2 tác dụng dung dịch NaOH (4): Cho CaO tác dụng với nước

Câu 17: Để điều chế Na kim loại, người ta có thể dùng phương pháp nào trong các phương pháp sau (1): Điện phân dung dịch NaCl (2): Điện phân NaCl nóng chảy (3): Dùng K cho tác dụng với dung dịch NaCl (4): Khử Na­2O bằng CO

Câu 18: Một hợp chất ion tạo từ M+ và X2-. Trong phân tử M2X có tổng số các hạt là 140 hạt, trong đó hạt mang điện nhiều hơn hạt không mang điện là 44 hạt. Số khối cảu ion M+ nhiều hơn ion X2- là 23. Tổng số hạt trong M+ nhiều hơn trong X2- là 31 hạt. Cấu hình e của các ion M+ và X2- tương ứng là

Câu 19: Có bao nhiêu tripeptit (mạch hở) khác loại mà khi thuỷ phân hoàn toàn đều thu được 3 aminoaxit: glyxin, alanin và phenylalanin?

Câu 20: Hợp chất hữu cơ X chứa một loại nhóm chức có công thức phân tử là C8H14O4. Khi thủy phân X trong dung dịch NaOH thu được một muối và hỗn hợp hai ancol A và B. Phân tử ancol B có số nguyên tử cacbon nhiều gấp đôi trong phân tử ancol A. Khi đun với H2SO4 đặc, A cho 1 olefin và B cho 3 olefin là đồng phân của nhau. Công thức cấu tạo của X là:

Câu 21: Đun nóng hỗn hợp 3 ancol no đơn chức X, Y, Z với H2SO4 đặc ở 170oC chỉ thu được 2 anken là đồng đẳng kế tiếp nhau. Mặt khác, nếu đun nóng hỗn hợp 2 trong 3 ancol trên với H2SO4 đặc ở 140oC thì thu được 1,32 gam hỗn hợp 3 ete . Tỉ khối hơi của hỗn hợp ete so với hiđro bằng 44. Biết Y, Z có cùng số nguyên tử C và Y là ancol bậc1. Công thức cấu tạo của X, Y, Z và % khối lượng của X trong hỗn hợp ban đầu:

Câu 22: Hỗn hợp X gồm CH3COOH và C3H7OH với tỉ lệ mol 1 : 1. Chia X thành hai phần bằng nhau:

- Đốt cháy hoàn toàn phần 1 thu được 2,24 lít khí CO2 (đktc)

- Đem este hoá hoàn toàn phần 2 thu được este Y (giả sử hiệu suất phản ứng đạt 100%). Đốt cháy hoàn toàn Y thì khối lượng nước thu được là

Câu 23: Hỗn hợp X gồm etylen và propylen với tỷ lệ thể tích tương ứng là 3:2. Hiđrat hoá hoàn toàn một thể tích X thu được hỗn hợp ancol Y, trong đó tỷ lệ về khối lượng các ancol bậc 1 so với ancol bậc hai là 28:15. Thành phần phần trăm về khối lượng của ancol propylic trong hỗn hợp Y là :

Câu 24: Cho 4,6 gam một ancol no, đơn chức phản ứng với CuOnung nóng, thu được 6,2 gam hỗn hợp X gồm anđehit, nước và ancol dư. Cho toàn bộ lượng hỗn hợp X phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3. đun nóng, thu được m gam Ag. Giá trị của m là

Câu 25: Cho sơ đồ phản ứng sau: Fe2O3  →  Fe  →  FeCl2  →  Fe(OH)2  →  Fe(OH)3  →  Fe2O3  →  Fe Số phản ứng oxi hoá khử trong sơ đồ trên là

Câu 26: Cho phản ứng:   2SO2(k)  +  O2(k)    2SO3 (k)  ;  ΔH < 0 Nhận xét nào sau đây không đúng? Để cân bằng chuyển dịch theo chiều tạo SO3 cần

Câu 27: Khi cho Br2 tác dụng với một hiđrocacbon X thu được một sản phẩm duy nhất có tỉ khối hơi so với O2 bằng 6,75. Công thức phân tử của X là

Câu 28: Xà phòng hóa hoàn toàn trieste X bằng dung dịch NaOH thu được một muối có công thức phân tử là C6H5O7Na3 và hỗn hợp 2 ancol thuộc cùng dãy đồng đẳng. Cho 1,24 gam hỗn hợp 2 ancol hóa hơi hoàn toàn thu được thể tích hơi đúng bằng thể tích của 0,84 gam khí nitơ đo ở cùng điều kiện. Vậy X có công thức phân tử là:

Câu 29: Dung dịch Y chứa Ca2+ 0,1 mol, Mg2+ 0,3 mol, Cl- 0,4 mol, \small HCO_{3}^{-} y mol. Khi cô cạn dung dịch Y thì lượng muối khan thu được là

Câu 30: Thuỷ phân hoàn toàn tinh bột trong dung dịch axit vô cơ loãng, thu được chất hữu cơ X. Cho X phản ứng với khí H2 (Ni, t0), thu được chất hữu cơ Y. Các chất X, Y lần lượt là

Câu 31: Thành phần hoá học chính của supephotphat kép là

Câu 32: Cho 4 dung dịch: H2SO4 loãng, AgNO3, CuSO4, AgF. Chất không tác dụng được với cả 4 dung dịch trên là

Câu 33: Khi cho isopentan tác dụng với Cl2, với sự hiện diện của ánh sáng theo tỉ lệ số mol 1:1, thì trên lí thuyết sẽ thu được tối đa bao nhiêu chất là sản phẩm hữu cơ?

Câu 34: CHo 4 dung dịch muối: CuSO4, K2SO4, NaCl, KNO3 dung dịch nào sau khi điện phân với điện cực trơ tạo có môi trường axit?

Câu 35: Saccarozơ có thể tác dụng với hoá chất nào sau đây? (1) Cu(OH)2; (2) AgNO3/NH3; (3) H2/Ni,t0; (4) H2SO4 loãng, nóng

Câu 36: Chia hỗn hợp gồm hai ancol đơn chức X và Y (phân tử khôi của X nhỏ hơn của Y) là đồng đẳng kế tiếp thành hai phần bằng nhau:                                                        - Đốt cháy hoàn toàn phần 1 thu được 5,6 lít CO2 (đktc) và 6,3 gam H2O                 - Đung nóng phần 2 với H2SO4 đặc ở 1400C tạo thành 1,25 gam hỗn hợp ba ete. Hoá hơi hoàn toàn hỗn hợp ba ete trên, thu được thể tích của 0,42 gam N2 (trong cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất) Hiệu suất của phản ứng tạo ete của X, Y lần lượt là:

Câu 37: Trong sơ đồ: CH≡C – CH3  \small \overset{+HCl}{\rightarrow}  X1  \small \overset{+HCl}{\rightarrow}  X2  \small \overset{+ NaOH}{\rightarrow}  X3 thì X3

Câu 38: Cho các chất: (1) CH3 – CH=CH2; (2) CH3 – CH=C(CH3); (3) CH3 – CH=CHCl; (4) CH3 – C(C2H5)=C(C2H5) – CH3; (5) CH2 = CH2. Các chất có đồng phân cis - trans là

Câu 39: X là một α - aminoaxit. Cho biết 1 mol X phản ứng vừa đủ với 1 mol HCl, hàm lượng clo có trong muối thu được là 19,346%. Công thức của X là

Câu 40: Ancol bậc ba, mạch hở X có công thức phân tử C5H10O. Từ X người ta thực hiện sơ đồ biến hoá sau: 

\overset{+Br_{2}}{\rightarrow}  C5H10OBr2 \overset{+NaOH}{\rightarrow}  C5H12O3   (chất Y)

Dãy các chất đều có thể tác dụng được với Y là:

Câu 41: Cho m gam Al vào 100ml dung dịch chứa Cu(NO3)2 0,5M và AgNO3 0,3M. Sau khi phản ứng kết thúc, thu được 1 chất rắn nặng 5,16 gam. Giá trị của m là

Câu 42: Tìm các hệ số trong phương trình phản ứng                                                  

KBr + K2Cr2O7  +  H2SO4  →  Br2  +  Cr2(SO4)3  +  K2SO4  +  H2O                

Cho kết quả theo thứ tự của phương trình phản ứng

Câu 43: Fomalin hay fomon là dung dịch được tạo ra do hòa tan fomanđehit trong nước. Dung dịch này có tính sát trùng và làm đông tụ các chất đạm nên được dùng để bảo quản các mẫu vật động vật. Một dung dịch fomalin có khối lượng 2 gam, cho tác dụng hoàn toàn với lượng dư AgNO3 trong NH3, thu được 8,64 gam Ag. Nồng độ % của dung dịch fomalin trên là

Câu 44: Có ba chất dạng lỏng, đựng trong các bình riêng biệt: phenol, stiren, benzen. Có thể dùng hoá chất nào dưới đây để phân biệt các chất lỏng này?

Câu 45: Dung dịch nào sau đây làm quỳ tím đổi thành màu xanh?

Câu 46: Hỗn hợp X gồm .Fe(NO3)2, Cu(NO3)2 và AgNO3. Thành phần % khối lượng của nitơ trong X là 11,864%. Có thể điều chế được tối đa bao nhiêu gam hỗn hợp ba kim loại từ 14,16 gam X?

Câu 47: Một hỗn hợp X gồm Al và Fe2O3 có khối lượng là 26,8 gam. Tiến hành phản ứng nhiệt nhôm (phản ứng hoàn toàn) thu được chất rắn X. Chia X làm 2 phần bằng nhau:                                                                                                - Phần 1: Cho tác dụng với NaOH cho ra khí H2                                             - Phần 2: Cho tác dụng với dung dịch HCl dư cho ra 5,6 lít khí H2 (đktc) Khối lượng của Al và Fe2O3 có trong hỗn hợp ban đầu lần lượt là

Câu 48: Cho m gam hỗn hợp X gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4 vào một lượng vừa đủ dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch Y có tỉ lệ số mol Fe2+ và Fe3+ là 1 : 2. Chia Y thành hai phần bằng nhau. Cô cạn phần một thu được m1 gam muối khan. Sục khí clo (dư) vào phần hai, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m2 gam muối khan. Biết m2 – m1 = 0,71. Thể tích dung dịch HCl đã dùng là

Câu 49: Muối Fe2+ làm mất màu tím của dung dịch KMnO4 ở môi trường axit cho ra Fe3+ còn Fe3+ tác dụng với I- cho ra I2 và Fe2+.Sắp xếp các chất oxi hoá Fe3+, I2MnO_{4}^{-} theo thứ tự độ mạnh tăng dần.

Câu 50: Dung dịch X gồm AgNO3 và Cu(NO3)2 có cùng nồng độ. Lấy một lượng hỗn hợp gồm 0,03 mol Al; 0,05 mol Fe cho vào 100 ml dung dịch X cho tới khi phản ứng kết thúc thu được chất rắn Y chứa 3 KL. Cho Y vào HCl dư giải phóng 0,07 g khí. Nồng độ 2 muối là?

Bạn có đủ giỏi để vượt qua

Xếp hạng Thành viên Đúng Làm Đạt Phút
1 Nguyễn Thành Tâm 50 50 100% 2.7
2 Tuy Nguyen 37 45 82% 75.52
3 Vu Kim Anh 36 47 77% 45.23
4 ho thi kim linh 36 50 72% 83.85
5 Wan Win 33 45 73% 63.33
6 nguyễn ngọc minh 28 50 56% 82.28
7 nguyenducminh 24 49 49% 44.5
8 nguyễn quang tiến 9 14 64% 15.77
9 lan anh 20 50 40% 5.93
10 nguyen phi can 7 11 64% 28.47
11 Trái Tim Cô Đơn 4 5 80% 18.6
12 HOÁ HỌC 3 3 100% 0.98
13 Trần Cao Lanh 27 50 54% 7.9
14 Chỉ Tay Lên Trời 6 8 75% 10.9
15 lelananh 15 50 30% 30.83

Cùng tham gia trao đổi với bạn bè!

Lớp 12