Tel: 024.7300.7989 - Phone: 1800.6947 (Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)

Giỏ hàng của tôi

(2,25 điểm): 6.1. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp gồm 5,2g Zn và 4,48g Fe với lượng vừa đủ hỗn

Câu hỏi số 153272:
Vận dụng cao

(2,25 điểm):

6.1. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp gồm 5,2g Zn và 4,48g Fe với lượng vừa đủ hỗn hợp khí X gồm Cl2 và O2, sau phản ứng chỉ thu được hỗn hợp Y gồm các oxit và muối clorua. Hòa tan Y bằng một lượng vừa đủ 120 ml dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch Z. Cho AgNO3 dư vào dung dịch Z thu được 56,69g kết tủa.

Viết các phương trình hóa học xảy ra và tính phần trăm theo thể tích khí O2 trong X.

6.2. Trong các hang động như động Hương Tích (Chùa Hương) , động Thiên Cung, hang Đầu Gỗ (Vịnh Hạ Long), động Phong Nha, Hang Sơn Đoòng (Quảng Bình) và các hang động ở nhiều địa phương khác có nhiều thạch nhũ hình dáng khác nhau, trông lạ mắt và rất đẹp. Thạch nhũ được hình thành qua quá trình biến đổi liên tục và lâu dài.

Bằng kiến thức hóa học của mình, em hãy giải thích ngắn gọn sự hình thành thạch nhũ trong các hang động trên.

b. Khi dẫn từ từ đến dư khí CO2 vào một cốc đựng dung dịch Ca(OH)2 , kết quả thí nghệm được biểu diễn trên đồ thị sau :

 

Dựa vào đồ thị , khi lượng CO2 đã dẫn vào dung dịch là 0,85 mol thì lượng kết tủa xuất hiện tương ứng là bao nhiêu gam?

Câu hỏi:153272
Giải chi tiết

            FeCl2 + 2AgNO3 -> Fe(NO3)2 + 2AgCl

            Fe(NO3)2 + AgNO3 -> Fe(NO3)3 + Ag

, nZn  = 0,08 mol ; nFe = 0,08 mol

Sau phản ứng với khí thì hỗn hợp gồm các nguyên tố : Fe ; Zn ; O ; Cl.

Gọi số mol Fe2+ là x ; số mol Fe3+ là y mol => x + y = 0,08 mol(1)

Bảo toàn e : 2x + 3y + 2.0,08 = 2nCl2 + 4nO2

Y + HCl thì có thể coi là phản ứng : O + 2HCl -> H2O + 2Cl

=> nHCl = 0,24 mol = 2nO => nO = 0,12 mol => nO2 = 0,06 mol

=> 2x + 3y = 2nCl2 + 0,08(2)

Vậy kết tủa cuối cùng gồm : x mol Ag và (2x + 3y + 0,08.2) mol AgCl

=> 56,69 = 108x + 143,5.(2x + 3y + 0,16)

=>  395x + 430,5y = 33,73g(3)

Từ (1,2,3) => x = 0,02 ; y = 0,06 ; nCl2 = 0,07 mol

%VO2(X) = 46,15%

6.2.

a.

Ca(HCO3)2 -> CaCO3 + CO2 + H2O

Sự hình thành thạch nhũ trong các hang động :

Ban đầu đá vôi (CaCO3 )trong các hang động trải qua quá trình kết hợp với CO2 và hơi nước trong không khí tạo nên Ca(HCO3)2 ở dạng rắn (màu trắng).muối hiđrocacbonat này bị phân huỷ dần dưới tác dụng của nhiệt(quá trình này xảy ra trong thời gian rất dài) tạo ra lại CaCO3 (màu trắng),CO2 và nước . Lượng nước được giữ lại và kết hợp với CaCO3 và Ca(HCO3)2 tại thành hợp chất màu trắng đục mờ và có phần trong suốt ,đó là thạch nhũ 

b.

Ca(OH)2 + CO2 -> CaCO3

Ca(OH)2 + 2CO2 -> Ca(HCO3)2

Dựa trên đồ thị , tại nCO2 = 0,3 và nCO2 = 1,0 mol thì đều thu được lượng kết tủa như nhau

=> Tại nCO2 = 0,3 mol thì OH- dư => nCaCO3 = a = 0,3 mol

Tại nCO2 = 1,0 mol thì đã có hiện tượng hòa tan kết tủa

=> nCaCO3 = nOH – nCO2 => nOH = 1,3 mol

Nếu  nCO2 = 0,85 mol > ½ nOH => có hiện tượng hòa tan kết tủa

=> nCaCO3 = nOH – nCO2 = 0,45 mol

=> mCaCO3 = 45g

Tham Gia Group 2K10 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí

>> Học trực tuyến lớp 9 & lộ trình Up 10! trên Tuyensinh247.com Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều), theo lộ trình 3: Nền Tảng, Luyện Thi, Luyện Đề. Bứt phá điểm lớp 9, thi vào lớp 10 kết quả cao. Hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

Hỗ trợ - Hướng dẫn

  • 024.7300.7989
  • 1800.6947 free

(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com