Tel: 024.7300.7989 - Phone: 1800.6947 (Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)

Giỏ hàng của tôi

Cho hỗn hợp X gồm các ancol no, đơn chức, mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X bằng

Câu hỏi số 331642:
Vận dụng

Cho hỗn hợp X gồm các ancol no, đơn chức, mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X bằng khí oxi dư, thu được 5,376 lít (đktc) khí CO2 và 7,02 gam H2O.

a) Xác định công thức phân tử các ancol trong X. Biết rằng phân tử của chúng có số nguyên tử cacbon hơn kém nhau 2 đơn vị và số nguyên tử cacbon trong mỗi phân tử ancol không vượt quá 3.

b) Oxi hóa hoàn toàn m gam hỗn hợp X trên bằng CuO dư (trong điều kiện thích hợp), thu được hỗn hợp Y (chỉ chứa các chất hữu cơ). Cho toàn bộ Y tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3, thu được 48,6 gam Ag. Tính phần trăm khối lượng các chất trong Y. Cho rằng phản ứng oxi hóa ancol bởi CuO không tạo sản phẩm axit cacboxylic.

Quảng cáo

Câu hỏi:331642
Phương pháp giải

a) Do các ancol đều no đơn chức, mạch hở nên ta luôn có: nX = nH2O - nCO2

=> Số C trung bình = nCO2 : nX

Dựa vào số C trung bình để biện luận tìm công thức của các ancol.

b) Viết phương trình phản ứng oxi hóa các ancol bằng CuO (chú ý có ancol CH3CH(OH)CH3).

Xác định thành phần các chất trong Y dựa vào phản ứng tráng bạc.

Từ đó tính phần trăm khối lượng các chất trong Y.

Giải chi tiết

a) Ta có: nCO2 = 0,24 mol; nH2O = 0,39 mol

Do các ancol đều no đơn chức, mạch hở nên ta luôn có: nX = nH2O - nCO2 = 0,39 - 0,24 = 0,15 mol

⟹ Số C trung bình = nCO2 : nX = 0,24 : 0,15 = 1,6 ⟹ X chứa CH3OH

Vì phân tử của các ancol có số nguyên tử cacbon hơn kém nhau 2 đơn vị và số nguyên tử cacbon trong mỗi phân tử ancol không vượt quá 3 nên hỗn hợp X có CH3OH và C3H7OH.

b)

Hỗn hợp X có CH3OH (x mol), CH3CH2CH2OH  (y mol) và CH3CH(OH)CH(z mol).

+ BTNT "C": nC = nCO2 ⟹ x + 3(y+z) = 0,24 mol (1)

+ BTNT "H": nH = 2nH2O ⟹ 4x + 8y + 8z = 2.0,39 (2)

Giải hệ trên ta có: x = 0,105 và y + z = 0,045,

Oxi hóa hoàn toàn m gam hỗn hợp X trên bằng CuO dư :

CH3OH + CuO → HCHO + Cu + H2O

0,105 mol               0,105 mol

CH3CH2CH2OH + CuO → CH3CH2CHO + Cu + H2O

y mol                                          y mol

CH3CH(CH3)OH + CuO → CH3COCH3 + Cu + H2O

z mol                                         z mol

Hỗn hợp Y chứa HCHO (0,105 mol), CH3CH2CHO (y mol) và CH3COCH3 (z mol)

Khi cho toàn bộ Y tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 đun nóng nhẹ thì xảy ra các phản ứng:

HCHO + 4AgNO3 + 6 NH3 + 2H2O → (NH4)2CO3 + 4Ag + 4 NH4NO3

0,105 mol                                                                   0,42 mol

CH3CH2CHO + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O → CH3CH2COONH4 + 2Ag + 2NH4NO3

 y mol                                                                                             2y mol

Ta có: nAg = 0,42 + 2y = 48,6 : 108 = 0,45 mol

Suy ra y = 0,015 mol suy ra z = 0,03 mol

Vậy hỗn hợp Y chứa HCHO 0,105 mol, CH3CH2CHO 0,015 mol và CH3COCH3 0,03 mol.

→ mY = 0,105. 30 + 0,015.58 + 0,03.58 = 5,76 gam

Tính phần trăm khối lượng các chất trong Y:

%mHCHO = (0,105.30/5,76).100% = 54,69%

%mCH3CH2CHO = (0,015.58/5,76).100% = 15,10%

%mCH3COCH3 = 30,21%

Group 2K8 ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí

>> 2K8! chú ý! Mở đặt chỗ Lộ trình Sun 2026: Luyện thi chuyên sâu TN THPT, Đánh giá năng lực, Đánh giá tư duy tại Tuyensinh247.com (Xem ngay lộ trình). Ưu đãi -70% (chỉ trong tháng 3/2025) - Tặng miễn phí khoá học tổng ôn lớp 11, 2K8 xuất phát sớm, X2 cơ hội đỗ đại học. Học thử miễn phí ngay.

Hỗ trợ - Hướng dẫn

  • 024.7300.7989
  • 1800.6947 free

(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com


@!-/#Chào mỪng1
@!-/#Chào mỪng1