Ăn mòn điện hóa học là quá trình oxi hóa - khử, trong đó kim loại bị ăn mòn do tác
Ăn mòn điện hóa học là quá trình oxi hóa - khử, trong đó kim loại bị ăn mòn do tác dụng của dung dịch chất điện li và tạo nên dòng electron chuyển dời trực tiếp (hoặc gián tiếp qua dây dẫn) từ cực âm (anot) đến cực dương (catot).
+ Anot (-) là nơi xảy ra bán phản ứng oxi hóa.
+ Catot (+) là nơi xảy ra bán phản ứng khử.
Điều kiện xảy ra sự ăn mòn điện hóa học là:
+ Các điện cực phải khác nhau về bản chất, có thể là cặp 2 kim loại khác nhau hoặc cặp kim loại với phi kim,…
+ Các điện cực phải tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với nhau qua dây dẫn.
+ Các điện cực cùng tiếp xúc với một dung dịch chất điện li.
Trong không khí ẩm, trên bề mặt của gang, thép luôn có một lớp nước rất mỏng đã hòa tan O2 và khí CO2 trong khí quyển, tạo thành một dung dịch chất điện li. Gang, thép có thành phần chính là sắt và cacbon tiếp xúc trực tiếp và cùng tiếp xúc với dung dịch điện li đó tạo nên vô số pin rất nhỏ mà sắt là anot và cacbon là catot.
Trả lời cho các câu 400526, 400527, 400528 dưới đây:
Bán phản ứng xảy ra tại anot của mỗi pin điện là
Đáp án đúng là: D
Anot (-) là nơi xảy ra bán phản ứng oxi hóa.
Bán phản ứng xảy ra tại anot (-) là: Fe → Fe2+ + 2e.
Chọn D.
Bán phản ứng xảy ra tại catot của mỗi pin điện là
Đáp án đúng là: A
Catot (+) là nơi xảy ra bán phản ứng khử.
Bán phản ứng xảy ra tại catot (+) là: 2H2O + O2 + 4e → 4OH-.
Một sinh viên đưa ra các nhận xét sau:
(1) Nếu để gang, thép trong không khí khô thì không xảy ra hiện tượng ăn mòn điện hóa.
(2) Thanh sắt nguyên chất để trong không khí ẩm bị ăn mòn điện hóa tương tự như gang, thép.
(3) Nếu để gang, thép trong bình khí O2 cũng xảy ra hiện tượng ăn mòn điện hóa tương tự như trong không khí ẩm.
(4) Các electron chuyển dời từ cực âm đến cực dương của pin điện thông qua lớp dung dịch chất điện li.
Số phát biểu đúng là
Đáp án đúng là: C
- Dựa vào điều kiện xảy ra ăn mòn điện hóa học:
Các điện cực phải khác nhau về bản chất, có thể là cặp 2 kim loại khác nhau hoặc cặp kim loại với phi kim,… Các điện cực phải tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với nhau qua dây dẫn. Các điện cực cùng tiếp xúc với một dung dịch chất điện li.
- Trong ăn mòn điện hóa, electron chuyển dời trực tiếp (hoặc gián tiếp qua dây dẫn) từ cực âm (anot) đến cực dương (catot).
(1) Nếu để gang, thép trong không khí khô thì không xảy ra hiện tượng ăn mòn điện hóa.
⟹ Đúng, vì không khí khô không phải dung dịch chất điện li nên không xảy ra ăn mòn điện hóa.
(2) Thanh sắt nguyên chất để trong không khí ẩm bị ăn mòn điện hóa tương tự như gang, thép.
⟹ Sai, vì không có 2 điện cực khác nhau về bản chất nên không xảy ra ăn mòn điện hóa.
(3) Nếu để gang, thép trong bình khí O2 cũng xảy ra hiện tượng ăn mòn điện hóa tương tự như trong không khí ẩm.
⟹ Sai, vì O2 không phải dung dịch chất điện li nên không xảy ra ăn mòn điện hóa.
(4) Các electron chuyển dời từ cực âm đến cực dương của pin điện thông qua dung dịch chất điện li.
⟹ Sai, vì Fe và C tiếp xúc trực tiếp với nhau electron chuyển dời trực tiếp từ Fe sang C.
Vậy có 1 phát biểu đúng.
Hỗ trợ - Hướng dẫn
-
024.7300.7989
-
1800.6947
(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com