Amin, Amino Axit và Protein
X và Y lần lượt là tripeptit và hexapeptit được tạo thành từ cùng một aminoaxit no mạch hở, có một nhóm -COOH và một nhóm -NH2. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X bằng O2 vừa đủ thu được sản phẩm gồm CO2, H2O và N2có tổng khối lượng là 40,5 gam. Nếu cho 0,15 mol Y tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH (lấy dư 20% so với lượng cần thiết), sau phản ứng cô cạn dung dịch thu được khối lượng chất rắn khan là
Đáp án đúng là: C
Công thức phân tử của aminoaxit no mạch hở có 1 nhóm –COOH và 1 nhóm –NH2 là CnH2n+1 O2N
X là tri peptit nên X được tạo thành từ 3 phân tử CnH2n+1 O2N tách đi 2 phân tử H2O
=> Công thức phân tử của X = 3.CnH2n+1 O2N -2H2O = C3nH6n-1 O4N3
Phản ứng đốt cháy X
2C3nH6n-1 O4N3 + (18n-9)/2 O2 --- > 6nCO2 + (6n-1) H2O + 3N2
0,1 mol ----------------------------- > 0,3n --- > 0,05(6n-1) -> 0,15 mol
=> m (CO2 + H2O + N2) = 0,3n.44 +0,05(6n-1).18 + 0,15.28 = 40,5
<=> n = 2 => Aminoaxit là C2H5O2N = NH2-CH2-COOH
Y là hexapeptit nên X được tạo thành từ 6 phân tử C2H5O2N tách đi 5 phân tử H2O
=> Công thức phân tử của Y = 6.C2H5O2N -5H2O = C12H20O7N6
Chú ý vì Y là hexapeptit nên 1 mol Y + 6 mol NaOH -> 6Muối + 1H2O
Vậy : C12H20O7N6 + 6NaOH -> 6NH2 –CH2-COONa + H2O
0,15 mol ----- > 0,9 mol --> 0,9 mol
=> nNaOH dư = 0,9.20% =0,18 mol
=>Khối lượng chất rắn khan = m NH2 –CH2-COONa + mNaOH dư = 0,9.97 +0,18.40 =94,5 (gam)
Hỗ trợ - Hướng dẫn
-
024.7300.7989
-
1800.6947
(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com