Cho hai điện trở \({R_1} = 6,0\Omega \) và \({R_2} = 12,0\Omega \) ghép thành đoạn mạch vào nguồn
Cho hai điện trở \({R_1} = 6,0\Omega \) và \({R_2} = 12,0\Omega \) ghép thành đoạn mạch vào nguồn điện có hiệu điện thế U = 3,6 V. Hãy tính ra kết quả lấy đến 01 chữ số sau dấu phẩy phần thập phân các đại lượng sau:
a) Điện trở tương đương của đoạn mạch khi \({R_1}\) ghép nối tiếp với \({R_2}\).
b) Điện trở tương đương của đoạn mạch khi \({R_1}\) ghép song song với \({R_2}\).
c) Cường độ dòng điện trong đoạn mạch khi \({R_1}\) ghép nối tiếp với \({R_2}\).
d) Công suất đoạn mạch khi \({R_1}\) ghép song song với \({R_2}\).
Quảng cáo
+ Sử dụng lý thuyết về đoạn mạch nối tiếp, song song.
+ Sử dụng biểu thức định luật Ôm: \(I = \dfrac{U}{R}\).
a) Điện trở tương đương của đoạn mạch khi \({R_1}\) ghép nối tiếp với \({R_2}\) là:
\({R_{nt}} = {R_1} + {R_2} = 6,0 + 12,0 = 18,0\Omega \)
b) Điện trở tương đương của đoạn mạch khi \({R_1}\) ghép song song với \({R_2}\) là:
\({R_{ss}} = \dfrac{{{R_1}{R_2}}}{{{R_1} + {R_2}}} = \dfrac{{6,0.12,0}}{{6,0 + 12,0}} = 4,0\Omega \)
c) Cường độ dòng điện trong đoạn mạch khi \({R_1}\) ghép nối tiếp với \({R_2}\) là:
\({I_{nt}} = \dfrac{U}{{{R_{nt}}}} = \dfrac{{3,6}}{{18,0}} = 0,2A\)
d) Công suất đoạn mạch khi \({R_1}\) ghép song song với \({R_2}\) là:
\(P = U.{I_{ss}} = \dfrac{{{U^2}}}{{{R_{ss}}}} = \dfrac{{3,{6^2}}}{4,0} = 3,2\left( W \right)\)
Hỗ trợ - Hướng dẫn
-
024.7300.7989
-
1800.6947
(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com