Cho các nồng độ mol của các dung dịch bằng nhau trong dung môi là nước cất
Cho các nồng độ mol của các dung dịch bằng nhau trong dung môi là nước cất tinh khiết: Glucose (C6H12O6), hydrochloric acid (HCl) và acetic acid (CH3COOH) đựng không theo thứ thự trong các cốc (1), cốc (2) và cốc (3).
Hãy cho biết những phát biểu sau là đúng hay sai?
Đúng | Sai | |
---|---|---|
1) Cốc (1), cốc (2) và cốc (3) lần lượt là các dung dịch HCl, CH3COOH và C6H12O6. | ||
2) Thay các dung dịch trong cốc (1), cốc (2) và cốc (3) lần lượt bằng các tinh thể muối ăn tinh khiết; dung dịch HF và nước cất tinh khiết cũng thu được hiện tượng tương tự. |
||
3) Cùng nồng độ mol, số ion mang điện trong dung dịch của ba cốc trên được sắp xếp theo chiều tăng dần: cốc (3) < cốc (2) < cốc (1). |
||
4) Bỏ qua sự phân li của nước, trong dung dịch của cốc (1) và cốc (2) chỉ chứa phân tử H2O và các phần tử mang điện tích trái dấu. |
Đáp án đúng là: 1Đ, 2S, 3S, 4S
Dựa vào lí thuyết về sự điện li.
a) đúng, vì cốc (1), cốc (2) và cốc (3) lần lượt là các dung dịch HCl (chất điện li mạnh làm bóng đèn sáng mạnh), CH3COOH (chất điện li yếu làm bóng đèn sáng yếu) và C6H12O6 (chất không điện li)
b) sai, vì thay các dung dịch trong cốc (1), cốc (2) và cốc (3) lần lượt bằng các tinh thể muối ăn tinh khiết (không dẫn điện do ở dạng rắn khan, muối ăn không phân li ra ion); dung dịch HF (chất điện li yếu) và nước cất tinh khiết (không dẫn điện) nên không thu được hiện tượng tương tự.
c) sai, vì cùng nồng độ mol, số ion mang điện trong dung dịch của ba cốc trên được sắp xếp theo chiều tăng dần: cốc (3) < cốc (2) < cốc (1).
d) sai, vì bỏ qua sự phân li của nước, trong dung dịch của cốc (1) chứa HCl phân li thành H+ và Cl- nên chỉ chứa phân tử H2O, H+, Cl-. Còn cốc (2) chứa CH3COOH phân li một phần thành H+ và CH3COO- nên dung dịch chứa H2O, CH3COOH, H+ và CH3COO-.
Hỗ trợ - Hướng dẫn
-
024.7300.7989
-
1800.6947
(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com