Các nhà nghiên cứu đã tiến hành thử nghiệm trên một đơn thuốc
Các nhà nghiên cứu đã tiến hành thử nghiệm trên một đơn thuốc nhất định, thuốc được phân phối dưới dạng viên nang giải phóng tức thời và viên nang giải phóng kéo dài.
Viên nang giải phóng tức thời (immediate-release) được bào chế nhằm phóng thích nhanh và hoàn toàn hoạt chất ngay sau khi uống hoặc viên được hòa tan, dùng như dung dịch thuốc. Viên nang giải phóng kéo dài (extended-release), hoạt chất không được phóng thích ngay sau khi dùng mà cần một thời gian nhất định hoặc điều kiện phù hợp đến trễ hơn.
Hình 1 cho thấy nồng độ trung bình (nanogram trên mililit [ng/mL]) của hai hoạt chất của thuốc theo toa trong huyết tương của bệnh nhân theo thời gian (giờ).
Hình 1. Mean blood pressure concentrantion (nồng độ trung bình trong huyết tương).
Trong các thử nghiệm lâm sàng về thuốc theo toa, các đối tượng được cho thuốc theo toa đã được phỏng vấn đều đặn về các triệu chứng sau khi dùng. Sau mỗi cuộc phỏng vấn, các đối tượng được chỉ định một triệu chứng. Điểm số triệu chứng cao tương ứng với cường độ cao của triệu chứng và điểm triệu chứng thấp cho thấy cường độ thấp của các triệu chứng. Hình 2 cho thấy điểm triệu chứng trung bình trên thời gian (giờ) đối với đối tượng dùng thuốc theo đơn.
Hình 2. Mean symptom score (điểm triệu chứng trung bình)
Trả lời cho các câu 733231, 733232, 733233, 733234, 733235, 733236, 733237 dưới đây:
Điền đáp án chính xác vào chỗ trống
Theo hình 1,16 giờ sau khi dùng dạng viên nén giải phóng kéo dài của thuốc theo toa, sự chênh lệch về nồng độ trung bình giữa thành phần A và thành phần B trong huyết tương gần nhất với _________ ng/mL
Đáp án đúng là: 11
Dựa vào thông tin hình 1.
Theo hình 1,16 giờ sau khi dùng dạng viên nén giải phóng kéo dài của thuốc theo toa có nồng độ trung bình thành phần A trong huyết tương khoảng 15 ng/ml và nồng độ trung bình thành phần B trong huyết tương khoảng 4 ng/ml
⟹ Sự khác biệt về nồng độ trung bình trong huyết tương giữa thành phần A và thành phần B gần nhất với 11 ng/ml
Dựa trên dữ liệu trong hình 1 và hình 2, nhận định nào sau đây phù hợp nhất về nồng độ trung bình trong huyết tương và điểm số triệu chứng trung bình theo thời gian sau khi dùng thuốc?
Đáp án đúng là: C
Dựa vào dữ liệu hình 1 và hình 2.
Theo hình 2, phải mất 1 khoảng thời gian để thuốc bắt đầu phát huy tác dụng, sau đó thuốc phát huy tác dụng, các triệu chứng giảm đi trong 1 khoảng thời gian, sau đó các triệu chứng trở lại (có thể là thuốc bắt đầu trơ đi và mất tác dụng)
Hơn nữa, theo hình 1 cho thấy sự thuyên giảm triệu chứng tỉ lệ nghịch với nồng độ thuốc trong cơ thể
⟹ Nồng độ trung bình trong huyết tương tăng sau đó giảm và điểm số triệu chứng trung bình giảm sau đó tăng.
Theo hình 1, nồng độ trung bình trong huyết tương của thành phần A được sử dụng ở dạng phóng thích tức thời tăng nhiều nhất trong khoảng thời gian nào?
Đáp án đúng là: A
Dựa vào hình 1.
Theo hình 1, nồng độ trung bình trong huyết tương của thành phần A được sử dụng ở dạng phóng thích tức thời tăng nhiều nhất là khoảng thời gian ngay sau sử dụng thuốc đến 4 giờ sau khi dùng thuốc.
Nhận định dưới đây là đúng hay sai?
Nồng độ trong huyết tương trung bình của thành phần B được sử dụng dưới dạng viên nang phóng thích tức thời luôn thấp hơn nồng độ trong huyết tương trung bình của thành phần A trong
Đáp án đúng là: A
Dựa vào dữ liệu đoạn văn và hình 1.
Theo hình 1, nồng độ trong huyết tương trung bình của thành phần B được sử dụng dưới dạng viên nang phóng thích hoạt chất tức luôn thấp hơn nồng độ trong huyết tương trung bình của thành phần A trong khoảng 24 giờ sau khi dùng thuốc
⟹ Nhận định đúng.
Chọn A.
Điểm triệu chứng của một đối tượng thử nghiệm lâm sàng được dùng viên nang dạng giải phóng kéo dài của thuốc theo toa không thay đổi trong 8 giờ. Dựa vào bảng 2, khoảng thời gian đó rất có thể bắt đầu sau bao lâu sử dụng thuốc?
Đáp án đúng là: D
Dựa vào dữ liệu đoạn văn và hình 2.
Dựa vào hình 2, ta dễ dàng nhận thấy khoảng thời gian sau 14 giờ sử dụng đến 22 giờ sau sử dụng có đường cong với độ dốc thay đổi ít nhất
⟹ Điểm triệu chứng của một đối tượng thử nghiệm lâm sàng được dùng viên nang dạng giải phóng kéo dài của thuốc theo toa không thay đổi trong khoảng thời gian này.
Giả sử thành phần A có tác dụng phụ là làm người sử dụng có cảm giác buồn nôn và chỉ có tác dụng khi đạt nồng độ trong huyết tương trung bình trên 25 ng/mL. Một người sử dụng thuốc có chứa viên nén nêu trên, nhận định nào sau đây chính xác?
Đáp án đúng là: D
Dựa vào bảng 1
Vì sau khoảng 8 giờ nồng độ trong huyết tương trung bình của thành phần A đạt khoảng 25 ng/mL, và sau khoảng 10 giờ sẽ giảm xuống dưới mức 25 ng/mL
⟹ Người sử dụng viên nén nêu trên sau khoảng 8 giờ sử dụng sẽ cảm thấy buồn nôn và hết sau khoảng 10 giờ.
Mỗi nhận định dưới đây là đúng hay sai?
Đúng | Sai | |
---|---|---|
1) Viên nang giải phóng tức thời có tác dụng giảm triệu trứng nhanh hơn viên nang giải phóng kéo dài ngay sau khi uống. | ||
2) Sau 24h uống, thì nồng độ trong huyết tường của viên nang giải phóng tức thời thấp hơn so với viên nang giải phóng kéo dài. | ||
3) Thời gian thành phần A trong viên nén giải phóng tức thời đạt đỉnh trong huyết tường là 10 giờ sau khi uống. | ||
4) Sau 24 giờ uống, viên nang giải phóng tức thời giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn so với khi uống viên nang giải phóng kéo dài. |
Đáp án đúng là: 1Đ, 2Đ, 3Đ, 4S
Dựa vào hình 1 và hình 2.
a) đúng.
b) đúng.
c) đúng.
d) sai, vì từ hình 2: sau 24 giờ uống, viên nang giải phóng kéo dài giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn so với khi uống viên nang giải phóng tức thời.
Hỗ trợ - Hướng dẫn
-
024.7300.7989
-
1800.6947
(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com