Thí nghiệm với thanh kim loại MN trượt trên hai đoạn dây dẫn điện MQ và NP
Thí nghiệm với thanh kim loại MN trượt trên hai đoạn dây dẫn điện MQ và NP được nối với ampe kế thành mạch điện kín như Hình vẽ. Mạch điện được đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B vuông góc với mặt phẳng MNPQ.
Đúng | Sai | |
---|---|---|
1) Khi thanh kim loại MN chuyển động cắt các đường sức từ thì trong đoạn dây đó không xuất hiện dòng điện cảm ứng. | ||
2) Dòng điện cảm ứng có chiều từ M đến N khi thanh MN chuyển động với vận tốc \(\overrightarrow v \). |
||
3) Để M là cực dương và N là cực âm của nguồn điện thì ta phải dịch chuyển thanh MN về phía bên trái. |
||
4) Cho thanh MN dài 0,6m, cảm ứng từ có độ lớn \({3.10^{ - 3}}T\), thanh MN chuyển động với vận tốc \(v = 2m/s\). Độ lớn suất điện động xuất hiện trong khung dây là \(3,{6.10^{ - 3}}V\). |
Đáp án đúng là: 1S, 2Đ, 3S, 4Đ
- Từ thông: \(\Phi = NBS.\cos \alpha \)
- Khi từ thông qua cuộn dây dẫn kín biến thiên thì trong cuộn dây dẫn đó xuất hiện một dòng điện gọi là dòng điện cảm ứng. Hiện tượng xuất hiện dòng điện cảm ứng gọi là hiện tượng cảm ứng điện từ.
- Định luật Lenz: Dòng điện cảm ứng xuất hiện trong mạch điện kín có chiều sao cho từ trường mà nó sinh ra có tác dụng chống lại sự biến thiên của từ thông qua mạch kín đó.
- Độ lớn suất điện động cảm ứng: \(\left| {{e_c}} \right| = \left| {\dfrac{{\Delta \Phi }}{{\Delta t}}} \right|\)
- Phát biểu a sai.
Khi thanh kim loại MN chuyển động cắt các đường sức từ thì từ thông xuyên qua tiết diện của khung MNPQ thay đổi \( \Rightarrow \) trong đoạn dây đó xuất hiện dòng điện cảm ứng.
- Phát biểu b đúng.
Khi thanh MN chuyển động với vận tốc \(\overrightarrow v \) từ phải sang trái \( \Rightarrow \) từ thông qua MNPQ giảm đi \( \Rightarrow \) dòng điện cảm ứng \({i_c}\) sinh ra cảm ứng từ \(\overrightarrow {{B_c}} \) cùng chiều với \(\overrightarrow B \).
Sử dụng quy tắc nắm bàn tay phải ta xác định được dòng điện cảm ứng \({i_c}\) có chiều từ \(M \to N\).
- Phát biểu c sai.
Để M là cực dương và N là cực âm (dòng điện ngược chiều so với ý b) của nguồn điện thì ta phải dịch chuyển thanh MN về phía bên phải.
- Phát biểu d đúng.
\(l = 0,6m;B = {3.10^{ - 3}}T;v = 2m/s\)
Độ lớn suất điện động xuất hiện trong khung dây:
\({e_c} = \left| {\dfrac{{\Delta \Phi }}{{\Delta t}}} \right| = \left| {\dfrac{{B.\Delta S.\cos \alpha }}{{\Delta t}}} \right| = \left| {\dfrac{{B.l.v.\Delta t.\cos \alpha }}{{\Delta t}}} \right| = B.l.v.\cos \alpha \)
Có \(\left| {\cos \alpha } \right| = 1 \Rightarrow {e_c} = B.l.v = {3.10^{ - 3}}.0,6.2 = 3,{6.10^{ - 3}}V\)
Vậy: a – S; b – Đ; c – S; d – Đ.
Hỗ trợ - Hướng dẫn
-
024.7300.7989
-
1800.6947
(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com