Đọc văn bản và trả lời câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 7 Để dẫn điện từ
Đọc văn bản và trả lời câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 7
Để dẫn điện từ nhà máy phát điện đến hộ tiêu thụ cần phải có đường dây tải điện. Nếu khoảng cách từ nơi sản xuất điện đến hộ tiêu thụ lớn, một vấn đề đặt ra là việc truyền tải điện năng đi xa làm sao cho kinh tế nhất.
Cùng một công suất truyền tải trên đường dây, nếu điện áp truyền tải cao thì dòng điện chạy trên đường dây nhỏ, do đó trọng lượng và chi phí dây dẫn sẽ giảm xuống, đồng thời tổn hao năng lượng trên đường dây sẽ giảm. Vì thế, muốn truyền tải công suất lớn đi xa ít tổn hao và tiết kiệm kim loại đồng để làm dây dẫn, người ta phải dùng điện áp cao, thường là 35, 110, 220, 500 kV. Thực tế các máy phát điện chỉ phát ra điện áp trong khoảng 3 - 21 kV, do đó phải có thiết bị tăng điện áp ở đầu đường dây. Mặt khác các hộ tiêu thụ thường yêu cầu điện áp thấp, từ 0,4 - 6 kV, vì vậy cuối đường dây phải có thiết bị giảm điện áp xuống. Thiết bị dùng để tăng điện áp ở đầu đường dây và giảm điện áp cuối đường dây gọi là máy biến áp.
Máy biến áp
Trả lời cho các câu 734202, 734203, 734204, 734205, 734206, 734207, 734208 dưới đây:
Kéo thả từ thích hợp vào chỗ trống:
Máy biến áp được dùng để biến đổi của dòng điện .
Đáp án đúng là: điện áp, xoay chiều
Sử dụng lý thuyết máy biến áp
Máy biến áp được dùng để biến đổi điện áp của dòng điện xoay chiều
Máy biến áp hoạt động dựa vào hiện tượng
Đáp án đúng là: D
Sử dụng lý thuyết máy biến áp
Máy biến áp hoạt động dựa vào hiện tượng cảm ứng điện từ
Chọn D.
Một máy biến áp có số vòng dây cuộn sơ cấp lớn hơn số vòng dây của cuộn thứ cấp. Máy biến áp này có tác dụng
Đáp án đúng là: B
Sử dụng lý thuyết máy tăng áp và máy hạ áp
Máy biến áp có số vòng dây cuộn sơ cấp lớn hơn số vòng dây cuộn thứ cấp là máy hạ áp, có tác dụng giảm điện áp và tăng cường độ dòng điện
Chọn B.
Muốn làm giảm hao phí do tỏa nhiệt của dòng Foucault gây trên khối kim loại người ta thường
Đáp án đúng là: B
Sử dụng lý thuyết dòng điện Foucault
Muốn làm giảm hao phí do tỏa nhiệt của dòng Foucault gây trên khối kim loại người ta thường chia khối kim loại thành nhiều lá kim loại mỏng ghép cách điện nhau
Chọn B.
Điền kết quả thích hợp vào chỗ trống:
Khi đặt một điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng không đổi vào hai đầu cuộn sơ cấp thì điện áp thứ cấp là 20 V. Khi tăng số vòng dây cuốn cuộn thứ cấp 60 vòng thì điện áp hiệu dụng hai đầu cuộn thứ cấp để hở là 25 V. Khi giảm số vòng dây thứ cấp 90 vòng thì điện áp hiệu dụng hai thứ cấp để hở là _____ V.
Đáp án đúng là: 12,5
Công thức máy biến áp: \(\dfrac{{{U_2}}}{{{U_1}}} = \dfrac{{{N_2}}}{{{N_1}}}\)
Gọi số vòng dây ở cuộn sơ cấp là \({N_1}\), ở cuộn thứ cấp ban đầu là \({N_2}\)
Hiệu điện thế hai đầu cuộn sơ cấp là \({U_1}\)
Ban đầu ta có:
\(\dfrac{{{U_{21}}}}{{{N_2}}} = \dfrac{{{U_1}}}{{{N_1}}} \Rightarrow \dfrac{{20}}{{{N_2}}} = \dfrac{{{U_1}}}{{{N_1}}}\,\,\left( 1 \right)\)
Khi tăng số vòng dây cuộn thứ cấp:
\(\dfrac{{{U_{22}}}}{{{N_2} + 60}} = \dfrac{{{U_1}}}{{{N_1}}} \Rightarrow \dfrac{{25}}{{{N_2} + 60}} = \dfrac{{{U_1}}}{{{N_1}}}\,\,\left( 2 \right)\)
Từ (1) và (2) ta có:
\(\dfrac{{20}}{{{N_2}}} = \dfrac{{25}}{{{N_2} + 60}} \Rightarrow {N_2} = 240\) (vòng)
Thay vào (1) ta có: \(\dfrac{{20}}{{240}} = \dfrac{{{U_1}}}{{{N_1}}}\)
Khi giảm số vòng dây cuộn thứ cấp:
\(\dfrac{{{U_{23}}}}{{{N_2} - 90}} = \dfrac{{{U_1}}}{{{N_1}}} \Rightarrow \dfrac{{{U_{23}}}}{{240 - 90}} = \dfrac{{20}}{{240}} \Rightarrow {U_{23}} = 12,5\,\,\left( V \right)\)
Đáp số: 12,5
Chọn tất cả những đáp án đúng
Đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng không đổi vào hai đầu cuộn sơ cấp của một máy biến áp lí tưởng, cuộn thứ cấp của máy được nối với biến trở R bằng dây dẫn điện có điện trở không đổi \({R_0}\). Gọi cường độ dòng điện hiệu dụng qua cuộn sơ cấp là I, điện áp hiệu dụng ở hai đầu biến trở là U. Khi giá trị R tăng thì
Đáp án đúng là: B, D
Điện áp hiệu dụng hai đầu cuộn thứ cấp là không đổi
Cường độ dòng điện: \(I = \dfrac{U}{{R + {R_0}}}\)
Cường độ dòng điện chạy qua mạch là:
\({I_2} = \dfrac{{{U_2}}}{{R + {R_0}}}\)
Điện áp hiệu dụng hai đầu biến trở là:
\(U = {I_2}.R = \dfrac{{{U_2}.R}}{{R + {R_0}}} = \dfrac{{{U_2}}}{{1 + \dfrac{{{R_0}}}{R}}}\)
Khi R tăng → \(\dfrac{{{R_0}}}{R}\) giảm → U tăng
Mặt khác: \({I_2}\) giảm → I giảm
Chọn B, D.
Điền kết quả thích hợp vào chỗ trống:
Đặt một điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng 200 V vào hai đầu cuộn sơ cấp của máy biến áp lý tưởng, rồi mắc 2 đầu của cuộn thứ cấp với một động cơ điện. Động cơ này nâng một vật có trọng lượng 20 N với vận tốc không đổi là 0,5 m/s. Cho rằng không có sự mất mát năng lượng vì tỏa nhiệt ở các dây nối và động cơ. Biết máy biến áp này có tác dụng giảm áp 10 lần và công suất điện mà động cơ tiêu thụ được tính bằng công thức P = U.I.0,8 (với U và I là điện áp hiệu dụng và cường độ dòng điện hiệu dụng chạy qua động cơ). Khi đó, cường độ dòng điện chạy qua cuộn thứ cấp có giá trị hiệu dụng là _____ A.
Đáp án đúng là: 0,625
Vật chuyển động thẳng đều khi tổng hợp lực tác dụng lên vật bằng 0
Điện áp hiệu dụng ở hai đầu động cơ là:
\(U = \dfrac{{{U_1}}}{{10}} = \dfrac{{200}}{{10}} = 20\,\,\left( V \right)\)
Vật chuyển động thẳng đều nên độ lớn lực nâng vật:
F = P = 20 (N)
Công suất của động cơ là:
P = F.v = 20.0,5 = 10 (W)
Mặt khác:
\(P = U.I.0,8 \Rightarrow I = \dfrac{P}{{U.0,8}} = \dfrac{{10}}{{20.0,8}} = 0,625\,\,\left( A \right)\)
Đáp số: 0,625
Hỗ trợ - Hướng dẫn
-
024.7300.7989
-
1800.6947
(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com