(1,0 điểm): a) Đun nóng hỗn hợp chứa bột nhôm và lưu huỳnh ( không có không khí) được chất
(1,0 điểm):
a) Đun nóng hỗn hợp chứa bột nhôm và lưu huỳnh ( không có không khí) được chất rắn A. Hòa tan A trong dung dịch HCl dư thu được dung dịch B , hỗn hợp khí C và còn lại chất rắn D. Cho khí C đi chậm qua dung dịch chứa Fe(NO3)2 và Pb(NO3)2 thu được kết tủa E. Xác định thành phần hóa học của A, B, C, D, E và viết các phương trình hóa học minh họa.
b) Nêu hiện tượng xảy ra và viết phương trình phản ứng minh họa trong các trường hợp sau :
- Cho từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3 , sau đó thêm HCl vào dung dịch thu được đến dư.
- Thêm dung dịch K2CO3 vào dung dịch Fe(NO3)3.
a)
A + HCl dư tạo hỗn hợp khí C và chất rắn D => C gồm H2 ;H2S và D là S
=> A gồm Al và Al2S3 ; S
B gồm : HCl ; AlCl3
E là : PbS
Các phản ứng :
Al + 3HCl -> AlCl3 + 3/2H2
Al2S3 + 6HCl -> 2AlCl3 + 3H2S
H2S + Pb(NO3)2 -> PbS + 2HNO3
b)
- Hiện tượng :
+) NaOH + AlCl3 : lúc đầu tạo kết tủa với lượng tăng dần rồi sau đó kết tủa tan dần tạo dung dịch trong suốt.
3NaOH + AlCl3 -> Al(OH)3 + 3NaCl
NaOH + Al(OH)3 -> NaAlO2 + 2H2O
+) Dung dịch sau + HCl từ từ : lúc đầu tạo kết tủa tăng dần sau đó kết tủa tan dần tạo dung dịch trong suốt.
NaAlO2 + HCl + H2O -> Al(OH)3 + NaCl
Al(OH)3 + 3HCl -> AlCl3 + 3H2O
- Tạo kết tủa nâu đỏ và có sủi bọt khí
3K2CO3 + 2Fe(NO3)3 + 3H2O -> 2Fe(OH)3 + 3CO2 + 6KNO3
Hỗ trợ - Hướng dẫn
-
024.7300.7989
-
1800.6947
(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com