(1,0 điểm): Hỗn hợp M gồm metan, etilen, axetilen. Cho 0,3 mol M phản ứng với lượng dư dung dịch
(1,0 điểm):
Hỗn hợp M gồm metan, etilen, axetilen. Cho 0,3 mol M phản ứng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 kết thúc phản ứng thu được 24g kết tủa. Mặt khác , nếu cho 3,2g M tác dụng với dung dịch Brom dư thì có tối đa 20g brom tham gia phản ứng.
a) Tính phần trăm thể tích các khí trong hỗn hợp M.
b) Trộn 3,2g M với 0,15 mol H2 rồi nung nóng trong bình kín có chứa một ít bột Ni, sau một thời gian phản ứng thu được hỗn hợp X. Tính thể tích khí O2(dktc) cần tối thiểu để đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X.
a)
M có x mol CH4 ; y mol C2H4 ; z mol C2H2.
=> x + y + z = 0,3 mol(1)
Chỉ có C2H2 phản ứng với AgNO3
C2H2 + Ag2O -> Ag2C2 + H2O
=> nC2H2 = nAg2C2 = 0,1 mol = z(2)
Giả sử lượng chất trong 3,2g M gấp t lần trong 0,3 mol
=> mM = (16x + 28y + 26z)t = 3,2g
Và nBr2 = nC2H4 + 2nC2H2 = (y + 2z)t = 0,125 mol
=> 0,125.(16x + 28y + 26z) = 3,2(y + 2z) => 16x + 2,4y – 25,2z = 0(3)
Từ (1,2,3) => x = 0,15 ; y = 0,05 ; z = 0,1 mol ; t = 0,5
=> %VCH4 = 50% ; %VC2H4 = 16,67% ; %VC2H2 = 33,33%
b)
M trộn với H2 rồi phản ứng tạo X thì trước và sau phản ứng các chất đều có số mol C và H như nhau
=> cần cùng 1 lượng O2 để đốt cháy. Nên có thể qui về hỗn hợp (M + H2) + O2
=> nCH4 = 0,075 ; nC2H4 = 0,025 ; nC2H2 = 0,05 mol ; nH2 = 0,15 mol
=> nO2 = nCO2 + ½nH2O = ( 0,075 + 0,025.2 + 0,05.2) + ½ ( 0,15 + 0,05 + 0,05 + 0,15) = 0,425 mol
=> VO2 = 9,52 lit
Hỗ trợ - Hướng dẫn
-
024.7300.7989
-
1800.6947
(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com