Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
(2,5 điểm)
1. Hai nguyên tử A và B có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 78, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 26. Số hạt mang điện của nguyên tử A nhiều hơn số hạt mang điện của nguyên tử B là 28. Hãy xác định hai nguyên tố A và B. Cho biết số hiệu nguyên tử của một số nguyên tố như sau: ZN = 7; ZNa = 11; ZCa = 20; ZFe = 26; ZCu = 29; ZC = 6; ZS = 16.
2. Chỉ dùng thêm dung dịch HCl (không sử dụng nhiệt độ để nhiệt phân), hãy nhận biết 4 chất rắn: Na2CO3, BaCO3, NaHCO3, BaSO4 chứa trong các lọ riêng biệt.
1.
Xét tổng A và B : p + n + e = 2p + n = 78 và 2p – n = 26
=> p = n = 26
Trong đó : 2pA – 2pB = 28 ; pA + pB = 26
=> pA = 20 ; pB = 6
Vậy A là Ca ; B là C
2.
- Khi cho 4 chất rắn đến dư vào 4 dung dịch HCl :
1) có kết tủa và không thấy có khí : BaSO4
2) Có kết tủa và có khí : BaCO3
3) có sủi bọt khí không màu , dung dịch sau phản ứng trong, không có kết tủa.
Các chất : Na2CO3 ; NaHCO3. Thu được 2 bình (Na2CO3 dư) và B(NaHCO3 dư)
Na2CO3 + 2HCl -> 2NaCl + CO2 + H2O
NaHCO3 + HCl -> NaCl + CO2 + H2O
BaCO3 + 2HCl -> BaCl2 + CO2 + H2O
Lọc lấy nước lọc của bình được tạo ra từ BaCO3(dư) + HCl (sản phẩm là BaCl2) cho vào 2 bình của nhóm 3. Nếu tạo kết tủa trắng thì chất ban đàu của nhóm 3 là Na2CO3. Còn lại là NaHCO3.
BaCl2 + Na2CO3 -> 2NaCl + BaCO3
Hỗ trợ - Hướng dẫn
-
024.7300.7989
-
1800.6947
(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com