Kim loại
(1,75 điểm)
1. Nêu hiện tượng và viết phương trình phản ứng (nếu có) trong các trường hợp sau:
a. Cho kim loại bari vào dung dịch natri hiđrocacbonat.
b. Đun nhẹ dung dịch HCl đặc với KMnO4, khí tạo thành dẫn vào dung dịch NaOH có nhúng mẫu giấy quỳ tím.
c. Dẫn từ từ khí propilen (CH3-CH=CH2) vào dung dịch brom tới dư.
d. Nhỏ vài giọt dung dịch iot vào ống nghiệm đựng hồ tinh bột, sau đó đun nóng và để nguội.
2. Cho một lượng kim loại A tác dụng hết với brom, thu được 88,8 gam muối B. Hòa tan B trong nước rồi cho tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH, thấy tạo thành 32,1 gam kết tủa. Nếu lấy lượng kim loại A trên tác dụng hết với khí oxi, thu được một oxit duy nhất có khối lượng 24 gam.
a. Xác định kim loại A.
b. Xác định công thức của oxit kim loại A tạo thành.
1.
a. Có sủi bọt khí , xuất hiện kết tủa trắng
Ba + 2H2O -> Ba(OH)2 + H2
Ba(OH)2 + 2NaHCO3 -> BaCO3 + Na2CO3 + 2H2O
b. mẩu giấy quì bị tẩy màu, từ màu tím thành màu trắng
2KMnO4 + 16HCl -> 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O
Cl2 + 2NaOH -> NaCl + NaClO + H2O
(chính gốc ClO- có tác dụng tẩy màu)
c. nước Brom màu vàng nâu bị nhạt màu dần
CH2=CH-CH3 + Br2 -> CH2Br-CHBr-CH3
d. Ban đầu thì khi nhỏ iod dung dịch tinh bột chuyển sang màu xanh. Nhưng khi đun nóng lên thì mất màu xanh, và khi để nguội thì lại xuất hiện màu xanh.
2.
a. xét tổng quát thì : ABrx -> A(OH)x
Gọi số mol của A là n => mB - mkết tủa = (80x – 17x).n = 88,8 – 32,1
=> nx = 0,9 mol
=> MA(OH)x = 107x/3 = A + 17x => A = 56x/3
Vậy nếu x = 3 thì A = 56 (Fe) thỏa mãn => nFe = 0,3 mol
=> mA = mFe = 16,8g
b.
Khi Fe phản ứng với oxi tạo oxit duy nhất => moxit = mFe + mO => nO = 0,45 mol
=> nFe : nO = 0,3 : 0,45 = 2 : 3
Vậy oxit cần tìm là Fe2O3
Hỗ trợ - Hướng dẫn
-
024.7300.7989
-
1800.6947
(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com