Một dây dẫn thẳng dài vô hạn đặt trong không khí đi qua A mang dòng điện có cường độ I1 =
Một dây dẫn thẳng dài vô hạn đặt trong không khí đi qua A mang dòng điện có cường độ I1 = 1,5A và phương, chiều như hình vẽ (H1). Biết AM = 15cm, AB = 30cm.
a) Tính cảm ứng từ tại diểm M.
b) Đặt dây dẫn thẳng dài vô hạn mang dòng điện I2 đi qua B song song với dây dẫn trên thì cảm ứng từ tổng hợp tại M có độ lớn 3.10-6 T . Hỏi dòng điện chạy trong dây dẫn đi qua B có chiều như thế nào và cường độ bao nhiêu?
a) Cảm ứng từ của dòng điện thẳng dài:
\(B = {2.10^{ - 7}}.\frac{I}{r}\)
b) Áp dụng quy tắc nắm tay phải để xác định vecto cảm ứng từ tại M.
Nội dung quy tắc: Nắm bàn tay phải, sao cho ngón cái choãi ra 900 chỉ chiều dòng điện trong dây dẫn thẳng, các ngón tay khum lại chỉ chiều của đường sức từ. Vecto cảm ứng từ tại một điểm có phương tiếp tuyến với đường sức từ tại điểm đó và có hướng cùng hướng với đường sức từ.
Áp dụng nguyên lý chồng chất từ trường để tìm cảm ứng từ tổng hợp tại M:
\(\overrightarrow {{B_M}} = \overrightarrow {{B_1}} + \overrightarrow {{B_2}} \)
Tóm tắt:
\(\begin{array}{l}
{I_1} = 1,5A;AM = 15cm;AB = 30cm\\
a)\,\,{B_M} = ?\\
b)\,\,{B_M}' = {3.10^{ - 6}}T;{I_2} = ?
\end{array}\)
Bài giải:
a) Cảm ứng từ của dòng điện thẳng dài:
\({B_{1M}} = {2.10^{ - 7}}.\frac{I}{r} = {2.10^{ - 7}}.\frac{{1,5}}{{0,15}} = {2.10^{ - 6}}(T)\)
b) Áp dụng quy tắc nắm tay phải ta xác định vecto cảm ứng từ tại M do I1 gây ra: có phương vuông góc với mặt phẳng chứa dòng điện và chiều hướng vào trong.
Theo nguyên lý chồng chất từ trường thì cảm ứng từ tổng hợp tại M:
\(\overrightarrow {{B_M}} = \overrightarrow {{B_1}} + \overrightarrow {{B_2}} \)
Mà theo ý a) thì \({B_{1M}} < {B_M}\), nên vec tơ \(\overrightarrow {{B_{2M}}} \) phải có cùng phương và cùng chiều với \(\overrightarrow {{B_{1M}}} \).
Tức là có phương vuông góc với mặt phẳng chứa dòng điện và chiều hướng vào trong.
Áp dụng quy tắc nắm tay phải ta xác định được chiều của dòng điện I2 (như hình vẽ).
Vì vec tơ \(\overrightarrow {{B_{2M}}} \) có cùng phương và cùng chiều với \(\overrightarrow {{B_{1M}}} \) nên:
\({B_M} = \left| {{B_{1M}} + {\rm{ }}{B_{2M}}} \right| \Rightarrow {B_{2M}} = {3.10^{ - 6}} - {2.10^{ - 6}} = {10^{ - 6}}T\)
Áp dụng công thức tính cảm ứng từ ta có:
\({B_{2M}} = {2.10^{ - 7}}.\frac{{{I_2}}}{{r_2^2}} \Rightarrow {I_2} = \frac{{{B_{2M}}}}{{{{2.10}^{ - 7}}}}.r_2^2 = \frac{{{{10}^{ - 6}}}}{{{{2.10}^{ - 7}}}}.0,15 = 0,75A\)
Vậy dòng điện I2 có cường độ 0,75 A và ngược chiều với dòng điện I1.
Hỗ trợ - Hướng dẫn
-
024.7300.7989
-
1800.6947
(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com