Trong một cuộc thi có \(20\) thí sinh lọt vào vòng chung kết, trong đó có \(5\) nữ và \(15\) nam. Ban
Trong một cuộc thi có \(20\) thí sinh lọt vào vòng chung kết, trong đó có \(5\) nữ và \(15\) nam. Ban tổ chức chia các thí sinh thành \(4\) nhóm \(A,{\rm{ }}B,{\rm{ }}C,{\rm{ }}D\). Mỗi nhóm có \(5\) người. Việc chia nhóm được thực hiện bằng cách bốc thăm ngẫu nhiên. Tính xác suất để có một nhóm có \(3\) nữ.
Đáp án đúng là: A
Tính số phần tử của không gian mẫu: số cách chia \(20\) học sinh thành \(4\) nhóm.
Gọi \(A\) là biến cố “Chia \(20\) học sinh thành \(4\) nhóm sao cho \(5\) bạn nữ thuộc cùng một nhóm”
Tính số phần tử của biến cố \(A\).
Sử dụng công thức tính xác suất: \(P\left( A \right) = \dfrac{{n\left( A \right)}}{{n\left( \Omega \right)}}\)
Chia \(20\) học sinh thành \(4\) nhóm nên số phần tử của không gian mẫu là \(n\left( \Omega \right) = C_{20}^5.C_{15}^5.C_{10}^5.C_5^5\)
Gọi \(A\) là biến cố “Chia \(20\) học sinh thành \(4\) nhóm sao cho \(5\) bạn nữ thuộc cùng một nhóm”
Xét nhóm có \(3\) bạn nữ và \(2\) bạn nam: \(C_5^3.C_{15}^2\), và có \(C_{15}^5.C_{10}^5.C_5^5\) cách chia 15 bạn còn lại vào \(3\) nhóm còn lại.
Vì nhóm có nữ có thể thuộc nhóm A,B,C hay D nên ta có: \(n\left( A \right) = 4.C_5^3.C_{15}^2.C_{15}^5.C_{10}^5.C_5^5\)
\(P\left( A \right) = \dfrac{{n\left( A \right)}}{{n\left( \Omega \right)}} = \dfrac{{175}}{{646}}\)
Chọn A.
Hỗ trợ - Hướng dẫn
-
024.7300.7989
-
1800.6947
(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com