Quy tắc sau đây cho ta biết được ngày \(n\) , tháng \(t\) , năm 2019 là ngày thứ mấy trong
Quy tắc sau đây cho ta biết được ngày \(n\) , tháng \(t\) , năm 2019 là ngày thứ mấy trong tuần.
Đầu tiên, ta tính giá trị của biểu thức \(T = n + H,\) ở đây \(H\) được xác định bởi bảng sau:
Sau đó, lấy \(T\) chia có 7 ta được số dư \(r\,\left( {0 \le r \le 6} \right).\)
Nếu \(r = 0\) thì ngày đó là ngày thứ Bảy.
Nếu \(r = 1\) thì ngày đó là ngày Chủ Nhật.
Nếu \(r = 2\) thì ngày đó là ngày thứ Hai.
Nếu \(r = 3\) thì ngày đó là ngày thứ Ba.
…
Nếu \(r = 6\) ngày đó là ngày thứ 6.
Ví dụ:
+ Ngày \(31/12/2019\) có \(n = 31;\,\,t = 12;\,H = 0 \Rightarrow T = 31 + 0 = 31;\,\) Số 31 chia cho 7 có số dư là 3, nên ngày đó là thứ Ba.
Trả lời cho các câu 540280, 540281 dưới đây:
Sử dụng tính chất chia hết.
+) Ngày \(02/09/2019\) có \(n = 2;\,t = 9\),\(H = 0 \Rightarrow T = n + H = 2 + 0 = 2\)
Lấy \(T = 2\) chia cho \(7\) ta được số dư là \(2\) nên ngày \(02/09/2019\) là ngày thứ hai.
+) Ngày \(20/11/2019\) có \(n = 20;\,t = 11\) suy ra \(H = - 2 \Rightarrow T = n + H = 20 + \left( { - 2} \right) = 18\)
Lấy \(T = 18\) chia cho \(7\) ta được số dư là \(4\) nên ngày \(20/11/2019\) là ngày thứ tư.
Sử dụng tính chất chia hết.
Gọi ngày sinh của bạn Hằng là \(x\,\left( {1 \le x \le 30;\,x \in \mathbb{N}} \right)\)
Vì bạn Hằng sinh tháng 10 nên \(t = 10 \Rightarrow H = 2 \Rightarrow T = n + H = x + 2\)
Lại có ngày sinh của bạn Hằng là ngày thứ hai nên ta có \(T = x + 2\) chia cho \(7\) dư \(2\)
Hay \(x\) chia hết cho \(7\) suy ra \(x\) là bội số của \(7\) (1)
Lại có \(x\) là một bội số của \(3\) (2)
Từ (1) và (2) suy ra \(x\) là bội chung của \(3\) và \(7\) mà \(1 \le x \le 30\) suy ra \(x = 21.\)
Vậy ngày sinh của bạn Hằng là \(21/10/2019\)
Quảng cáo
Hỗ trợ - Hướng dẫn
-
024.7300.7989
-
1800.6947
(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com