Thấu kính hội tụ có tiêu cự f, một điểm sáng S nằm cách thấu kính một khoảng d qua thấu
Thấu kính hội tụ có tiêu cự f, một điểm sáng S nằm cách thấu kính một khoảng d qua thấu kính cho ảnh thật S’ cách thấu kính một khoảng d’. Giữa d, d’, f có công thức liên hệ: \(\dfrac{1}{f} = \dfrac{1}{d} + \dfrac{1}{{d'}}\).
1. Chứng minh công thức trên.
2. Đặt điểm sáng S trên trục chính \(\Delta \) của thấu kính hội tụ, một màn chắn M vuông góc với \(\Delta \); điểm sáng S và màn M luôn cố định và cách nhau một khoảng L = 45cm. Thấu kính có tiêu cự f = 20cm và có bán kính đường rìa r = OP = OQ = 4cm (O là quang tâm, P, Q là các điểm mép thấu kính), thấu kính có thể di chuyển trong khoảng từ S đến màn (hình vẽ).
a) Ban đầu thấu kính cách S một khoảng d = 20cm, trên màn M quan sát được một vết sáng tròn do chùm ló tạo ra. Tính bán kính vết sáng.
b) Dịch chuyển thấu kính lại gần màn M sao cho \(\Delta \) luôn luôn là trục chính của thấu kính thì kích thước vết sáng tròn thay đổi, người ta tìm được một vị trí thấu kính cho kích thước vết sáng trên màn là nhỏ nhất. Hãy xác định vị trí đó của thấu kính và bán kính của vết sáng nhỏ nhất tương ứng trên màn.
Quảng cáo
Sử dụng tính chất tam giác đồng dạng
1. Ta có hình vẽ:
Xét \(\Delta S'{F_1}O \sim \Delta S'IS\) và \(\Delta S'{F_1}F \sim \Delta S'IO\) có:
\(\begin{array}{l}\dfrac{{S'O}}{{S'S}} = \dfrac{{S'{F_1}}}{{S'I}} = \dfrac{{S'F}}{{S'O}} \Rightarrow \dfrac{{S'O}}{{S'S}} = \dfrac{{S'F}}{{S'O}}\\ \Rightarrow \dfrac{{d'}}{{d + d'}} = \dfrac{{d' - f}}{{d'}} \Rightarrow d{'^2} = \left( {d + d'} \right)\left( {d' - f} \right)\\ \Rightarrow d{'^2} = dd' - df + d{'^2} - d'f\\ \Rightarrow dd' = d'f + df\,\,\left( 1 \right)\end{array}\)
Chia hai vế phương trình (1) cho dd’f, ta được:
\(\dfrac{1}{f} = \dfrac{1}{d} + \dfrac{1}{{d'}}\,\,\left( {dpcm} \right)\)
2. a) Nhận xét: \(d = f \to S \equiv F \to \) chùm tia ló ra khỏi thấu kính là chùm sáng song song
→ bán kính vết sáng là: \(r' = r = 4\,\,\left( {cm} \right)\)
b) Xét trường hợp vết sáng trên màn thu lại một điểm:
Xét \(\Delta S'{F_1}O \sim \Delta S'IS\) và \(\Delta S'{F_1}F \sim \Delta S'IO\) có:
\(\begin{array}{l}\dfrac{{S'O}}{{S'S}} = \dfrac{{S'F}}{{S'I}} = \dfrac{{S'F}}{{S'O}} \Rightarrow \dfrac{{S'O}}{{S'S}} = \dfrac{{S'F}}{{S'O}}\\ \Rightarrow \dfrac{{L - d}}{L} = \dfrac{{L - d - f}}{{L - d}}\,\,\left( 1 \right) \Rightarrow {\left( {L - d} \right)^2} = L\left( {L - d - f} \right)\\ \Rightarrow {L^2} - 2Ld + {d^2} = {L^2} - Ld - Lf\\ \Rightarrow {d^2} - Ld + Lf = 0\,\,\left( * \right)\end{array}\)
Xét \(\Delta = {L^2} - 4Lf\)
Dịch chuyển thấu kính để cho ảnh rõ nét trên màn → phương trình (*) có nghiệm
\( \Rightarrow \Delta \ge 0 \Rightarrow {L^2} - 4Lf \ge 0 \Rightarrow L \ge 4f\)
Theo đề bài ta có: \(L < 4f \to \) vết sáng trên màn không bao giờ thu lại một điểm
Khi thấu kính dịch chuyển từ S tới màn, các trường hợp có thể xảy ra là:
+ TH1: Khoảng cách từ thấu kính đến S: \(d < f \to \) ảnh qua thấu kính là ảnh ảo ở phía trước màn
→ chùm tia ló khỏi thấu kính là chùm phân kì, bán kính vùng sáng trên màn: \(r' > r\)
+ TH2: Điểm sáng S trùng tiêu điểm chính của thấu kính
→ chùm tia ló khỏi thấu kính là chùm song song, bán kính vùng sáng trên màn: \(r' = r\)
+ TH3: Khoảng cách từ thấu kính đến S: \(d > f \to \) ảnh S’ qua thấu kính là ảnh thật, nằm sau màn
Từ (1) ta có:
\(\begin{array}{l}\dfrac{{d'}}{{d + d'}} = \dfrac{{d' - f}}{{d'}} \Rightarrow d{'^2} = dd' - df + d{'^2} - d'f\\ \Rightarrow d'\left( {d - f} \right) = df \Rightarrow d' = \dfrac{{df}}{{d - f}}\end{array}\)
Xét \(\Delta S'AE \sim \Delta S'PO\) có:
\(\begin{array}{l}\dfrac{{S'E}}{{S'O}} = \dfrac{{AE}}{{OP}} = \dfrac{{r'}}{r} \Rightarrow \dfrac{{r'}}{r} = \dfrac{{d + d' - L}}{{d'}} = 1 - \dfrac{{L - d}}{{d'}}\\ \Rightarrow \dfrac{{r'}}{r} = 1 - \dfrac{{\left( {L - d} \right)\left( {d - f} \right)}}{{df}} = 1 - \dfrac{{dL - {d^2} + df - Lf}}{{df}}\\ \Rightarrow \dfrac{{r'}}{r} = \left( {\dfrac{d}{f} + \dfrac{L}{d}} \right) - \dfrac{L}{f}\end{array}\)
Để \(r{'_{\min }} \Rightarrow {\left( {\dfrac{d}{f} + \dfrac{L}{d}} \right)_{\min }}\)
Áp dụng bất đẳng thức Cauchy, ta có:
\(\begin{array}{l}\dfrac{d}{f} + \dfrac{L}{d} \ge 2\sqrt {\dfrac{d}{f}.\dfrac{L}{d}} \\ \Rightarrow {\left( {\dfrac{d}{f} + \dfrac{L}{d}} \right)_{\min }} = 2\sqrt {\dfrac{L}{f}} \Leftrightarrow \dfrac{d}{f} = \dfrac{L}{d} \Rightarrow d = \sqrt {Lf} \\ \Rightarrow d = \sqrt {45.20} = 30\,\,\left( {cm} \right)\\ \Rightarrow \dfrac{{r{'_{\min }}}}{r} = 2\sqrt {\dfrac{L}{f}} - \dfrac{L}{f} = 2\sqrt {\dfrac{{45}}{{20}}} - \dfrac{{45}}{{20}} = \dfrac{3}{4}\\ \Rightarrow r{'_{\min }} = \dfrac{3}{4}r = \dfrac{3}{4}.4 = 3\,\,\left( {cm} \right)\end{array}\)
Vậy khi thấu kính cách điểm sáng S một đoạn 30 cm thì vết sáng trên màn có bán kính nhỏ nhất là 3cm.
Hỗ trợ - Hướng dẫn
-
024.7300.7989
-
1800.6947
(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com