Hoàn thành các yêu cầu sau:
Hoàn thành các yêu cầu sau:
Trả lời cho các câu 593783, 593784 dưới đây:
Hòa tan hoàn toàn hai chất rắn Q, R (có số mol bằng nhau, MQ < MR) vào nước thu được dung dịch T, sau đó lần lượt tiến hành các thí nghiệm:
- Thí nghiệm 1: Cho dung dịch BaCl2 dư vào V ml dung dịch T, thu được n1 mol kết tủa.
- Thí nghiệm 2: Cho dung dịch NaOH dư vào V ml dung dịch T, thu được n2 mol kết tủa.
- Thí nghiệm 3: Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào V ml dung dịch T, thu được n3 mol kết tủa.
Biết rằng các phản ứng xảy ra hoàn toàn và n2 < n < n3.
Lựa chọn Q, R phù hợp với kết quả từ các chất sau: Al2(SO4)3, Al(NO3)3, CuSO4.
Viết phương trình hóa học minh họa với Q, R đã chọn.
Dựa vào tính chất hóa học của các chất.
- Ở TN 2: Khi cho NaOH dư vào dung dịch T thu được kết tủa
⟹ 1 trong 2 muối phải là CuSO4 (nếu cả 2 muối đều là muối của nhôm thì sẽ không có kết tủa do Αl(OH)3 tan trong NaOH dư).
- Coi số mol mỗi muối là 1 mol, nếu muối còn lại là Αl(NO3)3 thì:
+ Khi phản ứng với BaCl2 dư:
CuSO4 + BaCl2 → BaSO4 ↓ + CuCl2
1 mol → 1 mol
⟹ n1 = 1 mol
+ Khi phản ứng với NaOH dư:
Αl(NO3)3 + 3NaOH → Αl(OH)3 ↓ + 3NaNO3
Αl(OH)3 + NaOHdư → NaAlO2 + 2H2O
CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH)2 ↓ + Na2SO4
1 mol → 1 mol
⟹ n2 = 1 mol
⟹ n2 = n1, trái với đề bài ⟹ loại
⟹ Muối còn lại phải là Al2(SO4)3
Vậy Q là CuSO4, R là Al2(SO4)3, coi số mol mỗi muối là 1 mol
+ Khi phản ứng với BaCl2 dư:
CuSO4 + BaCl2 → BaSO4 ↓ + CuCl2
1 mol → 1 mol
Al2(SO4)3 + 3BaCl2 → 3BaSO4 ↓ + 2AlCl3
1 mol → 3 mol
⟹ n1 = 1 + 3 = 4 mol (1)
+ Khi phản ứng với NaOH dư:
Al2(SO4)3 + 3NaOH → 2Αl(OH)3 ↓ + 3Na2SO4
Αl(OH)3 + NaOHdư → NaAlO2 + 2H2O
CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH)2 ↓ + Na2SO4
1 mol → 1 mol
⟹ n2 = 1 mol (2)
+ Khi phản ứng với Ba(OH)2 dư:
CuSO4 + Ba(OH)2 → BaSO4 ↓ + Cu(OH)2
1 mol → 1 mol → 1 mol
Al2(SO4)3 + 3Ba(OH)2 → 3BaSO4 ↓ + 2Al(OH)3
1 mol → 3 mol
2Al(OH)3 + Ba(OH)2 dư → Ba(AlO2)2 + 4H2O
⟹ n3 = 1 + 1 + 3 = 5 mol (3)
Từ (1)(2)(3) ⟹ n2 < n1 < n3 ⟹ thỏa mãn đề bài.
Cho hỗn hợp kim loại nặng 8,80 g chứa các kim loại Ag. Fe, Mg vào trong 750 ml dung dịch CuSO4 0,1M. Sau một thời gian, thu được hỗn hợp kim loại J và dung dịch L. Rửa cẩn thận và sấy khô hỗn hợp kim loại J, sau đó đem cân thấy khối lượng tăng thêm so với hỗn hợp kim loại ban đầu là 1,16 g. Cho hỗn hợp J vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng (lấy dư) thì thu được 2,576 lít khí SO2 (ở đktc). Cho 800 ml dung dịch NaOH 0,2M vào dung dịch L, lọc lấy kết tủa rửa sạch, nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 5,00 g chất rắn. Tính phần trăm khối lượng của Ag trong hỗn hợp kim loại ban đầu.
Dựa vào tính chất hóa học của các chất.
nCuSO4 = 0,75.0,1 = 0,075 mol
- Hỗn hợp kim loại J tăng 1,16 gam so với hỗn hợp kim loại ban đầu:
⟹ mJ = 8,8 + 1,16 = 9,96 g.
- Giả sử NaOH dư ⟹ Kim loại trong dịch L sẽ chuyển hết vào kết tủa bazơ sau đó chuyển hết vào trong 5g chất rắn
Áp dụng BTKL cho kim loại:
mhh ban đầu + mCu (CuSO4) = mJ + mKL (chất rắn)
⟹ mKL (chất rắn) = 8,8 + 0,075.64 – 9,96 = 3,64 g.
*Xét 5 gam chất rắn:
mO = mchất rắn – mKL (chất rắn) = 5 – 3,64 = 1,36 g.
⟹ nO = 1,36/16 = 0,085 mol (1)
BTNT S: nNa2SO4 = nCuSO4 = 0,075 mol
BTNT Na: nNaOH pứ = 2nNa2SO4 = 2.0,075 = 0,015 mol < nNaOH = 0,8.0,2 = 0,016 mol
⟹ NaOH dư, điều giả sử đúng.
⟹ nO (chất rắn) = 0,015/2 = 0,075 mol; không khớp với (1)
⟹ Chứng tỏ trong dung dịch L có muối sắt (II) nên khi nhiệt phân kết tủa Fe(OH)2 xảy ra phản ứng:
4Fe(OH)2 + O2 → 2Fe2O3 + 4H2O
nO chênh = 0,085 – 0,075 = 0,01 mol ⟹ nO2 pứ = 0,01/2 = 0,005 mol
⟹ nFe2O3 = 2nO2 pứ = 0,005.2 = 0,01 mol
Trong 5 gam chất rắn chứa: \(\left\{ \begin{array}{l}F{e_2}{O_3}:{0,01^{mol}}\\MgO:{x^{mol}}\\CuO:{y^{mol}}\end{array} \right.\)
⟹ \(\left\{ \begin{array}{l}40x + 80y + 0,01.160 = 5\\x + y + 3.0,01 = 0,085\end{array} \right.\) ⟹ \(\left\{ \begin{array}{l}40x + 80y = 3,4\\x + y = 0,055\end{array} \right.\) ⟹ \(\left\{ \begin{array}{l}x = 0,025\\y = 0,03\end{array} \right.\)
*Khi cho hỗn hợp kim loại J + H2SO4 đặc:
Trong dung dịch L có muối sắt (II) ⟹ Mg đã phản ứng hết, Fe phản ứng một phần.
Hỗn hợp kim loại J gồm \(\left\{ \begin{array}{l}Ag:{a^{mol}}\\Fe:{b^{mol}}\\Cu:0,075 - 0,03 = {0,045^{mol}}\end{array} \right.\)
⟹ 108a + 56b + 64.0,045 = 9,96 ⟹ 108a + 56b = 7,08 (2)
nSO2 = 2,576/22,4 = 0,115 mol
Các quá trình nhường nhận electron:
Ag – 1e → Ag+ S+6 + 2e → S+4
a → a 0,23 ← 0,115
Fe – 3e → Fe+3
b → 3b
Cu – 2e → Cu+2
0,045→0,09
⟹ a + 3b + 0,09 = 0,23 ⟹ a + 3b = 0,14 (3)
Từ (2)(3) ⟹ a = 0,05; b = 0,03
Vậy %mAg = \(\dfrac{{0,05.108}}{{8,8}}.100\% \)≈ 61,36%
Quảng cáo
Hỗ trợ - Hướng dẫn
-
024.7300.7989
-
1800.6947
(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com