Tel: 024.7300.7989 - Phone: 1800.6947 (Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)

Giỏ hàng của tôi

Hoàn thành các yêu cầu sau:

Hoàn thành các yêu cầu sau:

Trả lời cho các câu 593786, 593787 dưới đây:

Câu hỏi số 1:
Vận dụng cao
Muối Mohr là tên gọi chung của muối kép amoni sunfat và sắt (II) sunfat ngậm nước. Đây là một loại muối có sẵn trong tự nhiên thường được gọi là mohrite, được sử dụng để do tia gamma. Dùng 9,8 g một loại muối Mohr có thể tác dụng tối đa với 100 ml dd KOH 1M trong điều kiện không có không khí, thu được 1,12 lit khí (ở đktc). Xác định công thức của loại muối Mohr trên. Biết rằng 1 mol muối Mohr trên có khối lượng nhỏ hơn 400 g.
Câu hỏi:593787
Phương pháp giải

Dựa vào tính chất hóa học của các chất.

Giải chi tiết

nKOH = 0,1 mol

nNH3 = 1,12/22,4 = 0,05 mol

(NH4)2SO4 + 2KOH → 2NH3 ↑ + K2SO4

    0,025  ←    0,05 ←    0,05  (mol)

FeSO4 + 2KOH → Fe(OH)2 ↓ + K2SO4

0,025←0,1 – 0,05   (mol)

⟹ n(NH4)2SO4 = nFeSO4 = 0,025 mol

Đặt CTHH muối Mohr là: a(NH4)2SO4.aFeSO4.bH2O

Mà muối Mohr có PTK bé hơn 400 ⟹ 132a + 152a + 18b < 400 ⟹ 284a + 18b < 400

⟹ a = 1 ⟹ CTHH muối Mohr có dạng (NH4)2SO4.FeSO4.bH2O

⟹ nMohr = n(NH4)2SO4 = nFeSO4 = 0,025 mol

⟹ MMohr = 9,8/0,025 = 392 g/mol ⟹ 284 + 18b = 392 ⟹ b = 6

⟹ CTHH của muối Mohr là (NH4)2SO4.FeSO4.6H2O

Câu hỏi số 2:
Vận dụng cao
Phương pháp chuẩn độ dùng để xác định nồng độ các chất trong một dung dịch. Cách tiến hành chuẩn độ được miêu tả như hình vẽ bên dưới. - Buret: là dụng cụ dùng để lấy chính xác một thể tích dungdịch, trên thân buret có chia vạch xác định thể tích (ở đây, sửdụng buret có vạch chia độ chính xác đến 0,1 ml). - Dung dịch chất chuẩn: là dung dịch đã biết chính xác nồng độ. - Bình tam giác: dùng để dựng dung dịch chất cần xác định nồng độ và các chất chỉ thị cần thiết. - Vạch A trên buret: mức thể tích dung dịch chất chuẩn lúc bắt đầu tiến hành chuẩn độ. - Vạch B trên buret: mức thể tích dung dịch chất chuẩn còn lại ngay tại thời điểm dừng chuẩn độ. - Tại thời điểm dừng chuẩn độ, có thể xem như lượng chất chuẩn vừa đủ để phản ứng với dung dịch chất cần chuẩn độ. Lưu ý: để tăng tính chính xác trong phép chuẩn độ, cần lặp lại nhiều lần với cùng điều kiện, kết quả cuối cùng lấy giá trị trung bình của các lần thực hiện. Hai học sinh G và H tiến hành chuẩn độ mẫu dung dịch H2SO4, nồng độ aM bằng chất chuẩn là dung dịch NaOH 0,05M với cùng quy trình sau: - Chuyển dung dịch chất chuẩn lên buret. - Lấy chính xác 10 ml mẫu cần phân tích, thêm nước cất để pha thành 100 ml dung dịch P. - Tiếp tục lấy chính xác 10 ml dung dịch P cho vào bình tam giác dung tích 250 ml, cho thêm nước cất và 3 giọt chất chỉ thị. - Nhỏ từ từ dung dịch chuẩn từ buret vào bình tam giác đến khi chất chỉ thị đổi màu (bền trong 30 giây) thì dừng lại. Sau khi thực hiện chuẩn độ lặp lại 3 lần liên tiếp, thu được kết quả thí nghiệm như sau: a) Trong phép chuẩn độ này, chất chỉ thị được sử dụng là phenolphtalein thì màu của dung dịch trong bình tam giác tại thời điểm dừng chuẩn độ thay đổi như thế nào? b) Dựa vào dữ kiện, hãy nhận xét số liệu thu được từ học sinh nào có khả năng mang lại kết quả phân tích chính xác hơn? Giải thích ngắn gọn. c) Xác định nồng độ dung dịch H2SO4 trong mẫu theo kết quả của phép chuẩn độ trên.
Câu hỏi:593788
Phương pháp giải

Dựa vào phương pháp chuẩn độ axit – bazơ.

Giải chi tiết

a)

- Tại thời điểm gần sát kết thúc chuẩn độ, 2 chất phản ứng vừa đủ với nhau:

2NaOH + H2SO4 → Na2SO4 + H2O

Giá trị pH của dung dịch lúc này có thể coi xấp xỉ bằng 7 (dung dịch Na2SO4).

- Khi thêm tiếp 1 – 2 giọt dung dịch NaOH, dung dịch dưới bình tam giác sẽ trở thành dung dịch kiềm (pH > 7), làm phenolphtalein chuyển thành màu hồng ⟹ khi quan sát được sự đổi màu của dung dịch ta sẽ dừng chuẩn độ.

Vậy tại thời điểm dừng chuẩn độ, dung dịch không màu sẽ chuyển thành màu hồng.

b)

- Lấy số chỉ vạch B trừ đi số chỉ vạch A ta được thể tích dung dịch chất chuẩn NaOH 0,05M đã dùng để chuẩn độ H2SO4.

- Thể tích dung dịch NaOH 0,5M ở các lần chuẩn độ của học sinh G:

           V1 = 12,5 ml

           V2 = 21,3 – 12,5 = 8,8 ml

           V3 = 35,7 – 21,3 = 14,4 ml

- Thể tích dung dịch NaOH 0,5M ở các lần chuẩn độ của học sinh H:

V1 = 11,6 ml

V2 = 23,8 – 12 = 11,8 ml

V3 = 35,7 – 24 = 11,7 ml

- Ta thấy:

+ Kết quả của học sinh H có sự ổn định, giá trị V dao động quanh 11,7 ml, giữa các lần chênh nhau không nhiều, cỡ 0,1 ml ⟹ sai số nhỏ ⟹ tin cậy hơn.

+ Kết quả của học sinh G các giá trị V dao động mạnh, chênh nhau rất nhiều: giữa lần 1 và lần 2 chênh nhau 3,7 ml; lần 2 và lần 3 chênh nhau 5,6 ml; lần 1 và lần 3 chênh nhau 1,9 ml ⟹ sai số lớn

Vậy học sinh H có kết quả phân tích chính xác hơn.

c) Kết quả phân tích của học sinh H chính xác hơn nên nồng độ H2SO4 tính theo học sinh H gần với nồng độ thực của dung dịch mẫu hơn.

Giá trị V trung bình đã dùng:

Quảng cáo

Tham Gia Group 2K10 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí

>> Học trực tuyến Lớp 9 & Lộ trình UP10 trên Tuyensinh247.com

>> Chi tiết khoá học xem: TẠI ĐÂY

Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều), theo lộ trình 3: Nền Tảng, Luyện Thi, Luyện Đề. Bứt phá điểm lớp 9, thi vào lớp 10 kết quả cao. Hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

Hỗ trợ - Hướng dẫn

  • 024.7300.7989
  • 1800.6947 free

(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com


@!-/#Chào mỪng1
@!-/#Chào mỪng1