Hợp chất A (chứa C, H, O) có MA < 200 đvC. Cho 8,2 gam A vào cốc đựng 250 ml dung dịch NaOH 1M,
Hợp chất A (chứa C, H, O) có MA < 200 đvC. Cho 8,2 gam A vào cốc đựng 250 ml dung dịch NaOH 1M, lượng NaOH dư được trung hòa bởi 36,5 gam dung dịch HCl 5%. Cô cạn dung dịch thu được chất rắn khan B và phần bay hơi chỉ có nước. Nung nóng B trong oxi dư để các phản ứng hoàn toàn, thu được m gam chất rắn khan D và 15 gam hỗn hợp E gồm H2O và CO2 có tỉ lệ số mol tương ứng là 1 : 3. Lượng oxi đã phản ứng bằng lượng oxi tạo ra khi nhiệt phân hoàn toàn 110,6 gam KMnO4.
(a) Xác định giá trị của m, CTPT và CTCT của A.
(b) Hòa tan B vào nước rồi cho tác dụng với lượng dư dung dịch KMnO4/ H2SO4 thu được khí F khô (với hiệu suất 100%) và dung dịch G chỉ chứa các chất vô cơ. Viết các phương trình phản ứng xảy ra và xác định tỉ khối của F so với heli.
Quảng cáo
Dựa vào tính chất hóa học các chất.
a)
Sơ đồ phản ứng:
nNaOH = 0,25 mol
nHCl = \(\dfrac{{36,5 \times 5}}{{36,5 \times 100}}\)= 0,05 mol ⟹ nNaOH dư = nHCl = 0,05 mol
⟹ nNaOH pứ = 0,25 – 0,05 = 0,2 mol
*Chất rắn khan D gồm Na2CO3 và NaCl
nNaCl = nHCl = 0,05 mol (BTNT Cl)
nNa2CO3 = ½ nNaOH pứ = ½ . 0,2 = 0,1 mol (BTNT Na)
⟹ m = 0,05.58,5 + 0,1.106 = 13,525 g.
*Khi nung nóng B trong O2 dư:
Đặt nCO2 = 3x mol; nH2O = x mol
⟹ 44.3x + 18x = 15 ⟹ x = 0,1
⟹ nCO2 = 0,3 mol; nH2O = 0,1 mol
Lượng O2 đã phản ứng bằng lượng tạo ra khi nhiệt phân 110,6 g KMnO4:
nKMnO4 = 110,6/158 = 0,7 mol
2KMnO4 \(\xrightarrow{{{t^o}}}\) K2MnO4 + MnO2 + O2
⟹ nO2 = 0,7/2 = 0,35 mol
BTKL: mB = mCO2 + mH2O + mD – mO2 = 0,3.44 + 0,1.18 + 13,525 – 0,35.32 = 17,325 g.
*Khi cho A + NaOH:
BTKL: mH2O (sp) = mA + mNaOH – mHCl – mB = 8,2 + 0,25.40 + 0,05.36,5 – 17,325 = 2,7 g
⟹ nH2O (sp) = 2,7/18 = 0,15 mol
BTNT H: nH (A) + nNaOH + nHCl = 2nH2O (sp) + 2nH2O (đốt B)
⟹ nH (A) = 2nH2O (sp) + 2nH2O (đốt B) – nNaOH – nHCl = 2.0,15 + 2.0,1 – 0,25 – 0,05 = 0,2 mol
BTNT C: nC (A) = nNa2CO3 + nCO2 = 0,1 + 0,3 = 0,4 mol
A được cấu tạo từ C, H, O ⟹ mO = mA – mC – mH = 8,2 – 0,4.12 – 0,2 = 3,2 g ⟹ nO (A) = 3,2/16 = 0,2 mol
⟹ A chứa 0,4 mol C; 0,2 mol H; 0,2 mol O
⟹ Tỉ lệ số nguyên tử C : H : O = 0,4 : 0,2 : 0,2 = 2 : 1 : 1
⟹ CTPT của A có dạng (C2HO)n với n chẵn vì số H phải chẵn.
MA < 200 ⟹ 41n < 200 ⟹ n < 4,81 ⟹ n = 2 hoặc n = 4
- Nếu n = 2 ⟹ A là C4H2O2, MA = 82
⟹ nA = 0,1 mol; nNaOH pứ = 0,2 mol
⟹ 1 mol A phản ứng tối đa với 2 mol NaOH ⟹ không có CTCT thỏa mãn ⟹ Loại.
- Nếu n = 4 ⟹ A là C8H4O4, MA = 164
⟹ nA = 0,05 mol; nNaOH pứ = 0,2 mol
⟹ 1 mol A phản ứng với tối đa 4 mol NaOH
⟹ CTCT của A là:
hay
b)
Dung dịch G chỉ chứa các chất vô cơ ⟹ Đây là phản ứng oxi hóa hoàn toàn HCHC thành CO2
B gồm C6H4(ONa)2 và (COONa)2
5C6H4(ONa)2 + 26KMnO4 + 44H2SO4 → 5Na2SO4 + 13K2SO4 + 26MnSO4 + 30CO2 + 54H2O (1)
5(COONa)2 + 2KMnO4 + 8H2SO4 → 5Na2SO4 + K2SO4 + 2MnSO4 + 10CO2 + 8H2O (2)
Khí F là CO2 ⟹ \({d_{C{O_2}/He}} = \dfrac{{44}}{4} = 11\).
*Cách cân bằng phản ứng:
Vai trò của cacbon trong công thức cấu tạo ở cả (COONa)2 và (C6H4ONa)2 là như nhau
⟹ có thể dùng số oxi hóa trung bình.
- Với (1): Từ H+1, O-2, Na+1 dễ tìm được số oxi hóa của C bằng +3.
2C+3 – 2e → 2 C+4 (a)
Mn+7 + 5e → Mn+2 (b)
⟹ Nhân (a) với 5, nhân (b) với 2 rồi cân bằng các nguyên tố còn lại ta sẽ được PTHH hoàn chỉnh.
- Với (2): Từ H+1, O-2, Na+1 dễ tìm được số oxi hóa của C bằng -2/6.
6C-2/6 – 26e → 6C+4(c)
Mn+7 + 5e → Mn+2 (d)
⟹ Nhân (c) với 5, nhân (d) với 26 rồi cân bằng các nguyên tố còn lại ta sẽ được PTHH hoàn chỉnh.
Hỗ trợ - Hướng dẫn
-
024.7300.7989
-
1800.6947
(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com