Hạt nhân pôlôni \(_{84}^{210}Po\) phóng xạ \(\alpha \) và biến thành hạt nhân chì \(_{82}^{206}Pb\).
Hạt nhân pôlôni \(_{84}^{210}Po\) phóng xạ \(\alpha \) và biến thành hạt nhân chì \(_{82}^{206}Pb\). Cho rằng toàn bộ hạt nhân chì \(_{82}^{206}Pb\) sinh ra đều có trong mẫu. Tại thời điểm \({t_1}\) tỉ số giữa số hạt nhân \(_{84}^{210}Po\)và số hạt nhân \(_{82}^{206}Pb\) có trong mẫu là \(\dfrac{1}{7}\). Tại thời điểm \({t_2} = {t_1} + \Delta t\) thì tỉ số đó là \(\dfrac{1}{{31}}\). Lấy khối lượng của hạt nhân tính theo u bằng số khối. Tại thời điểm \({t_3} = {t_1} + 2\Delta t\) thì tỉ số giữa khối lượng của các hạt nhân \(_{84}^{210}Po\) và \(_{82}^{206}Pb\) có trong mẫu là
Đáp án đúng là: C
Quảng cáo
Sử dụng định luật bảo toàn số nuclon và bào toàn điện tích để viết phương trình phản ứng hạt nhân.
Số hạt nhân mẹ còn lại sau thời gian t là: \(N = {N_0}{.2^{\dfrac{{ - t}}{T}}}\)
Số hạt nhân con được tạo thành bằng số hạt nhân mẹ bị phân rã.
Số hạt nhân con được tạo thành sau thời gian t là: \(N' = {N_0} - N = {N_0}.\left( {1 - {2^{\dfrac{{ - t}}{T}}}} \right)\)
Phương trình phóng xạ: \({}_{84}^{210}Po \to {}_{82}^{206}Pb + {}_2^4He\)
Số hạt nhân mẹ còn lại sau thời gian t được xác định bởi: \(N = {N_0}{.2^{\dfrac{{ - t}}{T}}}\)
Số hạt nhân con được tạo thành sau thời gian t được xác định bởi:
\(N' = {N_0} - N = {N_0}.\left( {1 - {2^{\dfrac{{ - t}}{T}}}} \right)\)
Tại thời điểm t1 tỉ số giữa hạt nhân Poloni và hạt nhân chì có trong mẫu là \(\dfrac{1}{7}\) ta có:
\(\dfrac{{{N_{Po}}}}{{{N_{Pb}}}} = \dfrac{{{2^{\dfrac{{ - {t_1}}}{T}}}}}{{1 - {2^{\dfrac{{ - {t_1}}}{T}}}}} = \dfrac{1}{7} \Leftrightarrow {2^{\dfrac{{ - {t_1}}}{T}}} = \dfrac{1}{8} = {2^{ - 3}}\)
Tại thời điểm \({t_2} = {t_1} + \Delta t\) thì tỉ số đó là \(\dfrac{1}{{31}}\) ta có:
\(\begin{array}{l}\dfrac{{{N_{Po}}}}{{{N_{Pb}}}} = \dfrac{{{2^{\dfrac{{ - \left( {{t_1} + \Delta t} \right)}}{T}}}}}{{1 - {2^{\dfrac{{ - \left( {{t_1} + \Delta t} \right)}}{T}}}}} = \dfrac{1}{{31}}\\ \Leftrightarrow \dfrac{{{2^{\dfrac{{ - {t_1}}}{T}}}{{.2}^{\dfrac{{ - \Delta t}}{T}}}}}{{1 - {2^{\dfrac{{ - {t_1}}}{T}}}{{.2}^{\dfrac{{ - \Delta t}}{T}}}}} = \dfrac{{{2^{ - 3}}{{.2}^{\dfrac{{ - \Delta t}}{T}}}}}{{1 - {2^{ - 3}}{{.2}^{\dfrac{{ - \Delta t}}{T}}}}} = \dfrac{1}{{31}}\\ \Leftrightarrow {31.2^{ - 3}}{.2^{\dfrac{{ - \Delta t}}{T}}} = 1 - {2^{ - 3}}{.2^{\dfrac{{ - \Delta t}}{T}}}\\ \Leftrightarrow {32.2^{ - 3}}{.2^{\dfrac{{ - \Delta t}}{T}}} = 1\\ \Leftrightarrow {2^{\dfrac{{ - \Delta t}}{T}}} = \dfrac{1}{4} = {2^{ - 2}} \Rightarrow \Delta t = 2T = 276\end{array}\)
Tại thời điểm \({t_3} = {t_1} + 2\Delta t\) thì:
\(\dfrac{{{N_{Po}}}}{{{N_{Pb}}}} = \dfrac{{{2^{\dfrac{{ - \left( {{t_1} + 2\Delta t} \right)}}{T}}}}}{{1 - {2^{\dfrac{{ - \left( {{t_1} + 2\Delta t} \right)}}{T}}}}} = \dfrac{{{2^{\dfrac{{ - {t_1}}}{T}}}{{.2}^{\dfrac{{ - 2\Delta t}}{T}}}}}{{1 - {2^{\dfrac{{ - {t_1}}}{T}}}{{.2}^{\dfrac{{ - 2\Delta t}}{T}}}}} = \dfrac{{{2^{ - 3}}{{.2}^{ - 4}}}}{{1 - {2^{ - 3}}{{.2}^{ - 4}}}} = \dfrac{1}{{127}} = \dfrac{{{n_{Po}}}}{{{n_{Pb}}}}\)
(tỉ lệ về số nguyên tử cũng chính là tỉ lệ về số mol).
\( \Rightarrow \dfrac{{{m_{Po}}}}{{{m_{Pb}}}} = \dfrac{{{n_{Po}}.{M_{Po}}}}{{{n_{Pb}}.{M_{Pb}}}} = \dfrac{1}{{127}}.\dfrac{{210}}{{206}} = \dfrac{{105}}{{13081}}\)
Hỗ trợ - Hướng dẫn
-
024.7300.7989
-
1800.6947
(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com