Cho đường tròn (O) tâm O bán kính R và điểm A nằm ngoài đường tròn. Các tiếp tuyến với
Cho đường tròn (O) tâm O bán kính R và điểm A nằm ngoài đường tròn. Các tiếp tuyến với đường tròn kẻ từ A tiếp xúc với đường tròn tại B, C. Gọi M là điểm thuộc cung lớn BC. Từ M kẻ \(MH \bot BC,\) \(MK \bot AC,\) \(MI \bot AB\).
a) Chứng minh tứ giác MIBH nội tiếp.
b) Giả sử AB = 2R. Tính diện tích tứ giác ABOC.
c) Chứng minh: \(MI.MK = M{H^2}\)
Quảng cáo
a) Chứng minh MIBH có hai tổng hai góc đối bằng \(180^\circ \) nên là tứ giác nội tiếp
b) Sử dụng tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau, ta chứng minh được \(\Delta OAB = \Delta OAC\) (cạnh huyền – cạnh góc vuông)
Suy ra \({S_{ABOC}} = 2.{S_{OAB}}\)
c) Chứng minh MKCH có hai tổng hai góc đối bằng \(180^\circ \) nên là tứ giác nội tiếp
Sử dụng tính chất góc góc nội tiếp và góc tạo bởi tiếp tuyến và cây cung cùng chắn một cung thì bằng nhau.
Từ đó \( \Rightarrow \Delta MHI \sim \Delta MKH\,\,\left( {g.g} \right)\), suy ra các cặp cạnh tương ứng tỉ lệ.
a) Ta có \(MI \bot AB\,\,\left( {gt} \right) \Rightarrow \angle MIB = {90^0}\)
\(MH \bot BC\,\,\,\left( {gt} \right) \Rightarrow \angle MHB = {90^0}\)
Xét tứ giác MIBH có \(\angle MIB + \angle MHB = {90^0} + {90^0} = {180^0} \Rightarrow MIBH\) là tứ giác nội tiếp (Tứ giác có tổng hai góc đối bằng \({180^0}\)) (đpcm).
b) Tam giác AOB có \(AB \bot OB\) (giá trị) nên \(\Delta AOB\) vuông tại B.
\( \Rightarrow {S_{OAB}} = \dfrac{{OB.AB}}{2} = \dfrac{{R.2R}}{2} = {R^2}\).
Xét tam giác OAB và tam giác OAC có:
\(\left. \begin{array}{l}OB = OC\,\,\left( { = R} \right)\\AO\,\,chung\\\widehat B = \widehat C = {90^0}\end{array} \right\} \Rightarrow \Delta OAB = \Delta OAC\) (cạnh huyền – cạnh góc vuông)
\( \Rightarrow {S_{OAB}} = {S_{OAC}} = {R^2}\)
\( \Rightarrow {S_{ABOC}} = {S_{OAB}} + {S_{OAC}} = {R^2} + {R^2} = 2{R^2}\).
c) Ta có
\(MK \bot AC\,\,\left( {gt} \right) \Rightarrow \angle AKC = {90^0}\)
\(MH \bot BC\,\,\left( {gt} \right) \Rightarrow \angle MHC = {90^0}\)
\(\angle AKC + \angle HMC = {90^0} + {90^0} = {180^0}\)
\( \Rightarrow \) Tứ giác MKCH là tứ giác nội tiếp (Tứ giác có tổng hai góc đối bằng \({180^0}\)).
\( \Rightarrow \angle MCK = \angle MHK\) (2 góc nội tiếp cùng chắn cung MK).
Mà \(\angle MCK = \angle MBC = \angle MBH\) (góc nội tiếp và góc tạo bởi tiếp tuyến và dây cung cùng chắn cung MC).
\(\angle MBH = \angle MIH\) (2 góc nội tiếp cùng chắn cung MH)
\( \Rightarrow \angle MHK = \angle MIH\,\,\,\left( 1 \right)\)
Chứng minh tương tự ta có:
\(\angle MHI = \angle MBI\) (2 góc nội tiếp cùng chắn cung MI).
Mà \(\angle MBI = \angle MCB = \angle MCH\) (góc nội tiếp và góc tạo bởi tiếp tuyến và dây cung cùng chắn cung BM).
\(\angle MCH = \angle MKH\) (2 góc nội tiếp cùng chắn cung MH)
\( \Rightarrow \angle MHI = \angle MKH\,\,\,\,\left( 2 \right)\)
Xét \(\Delta MHI\) và \(\Delta MKH\) có:
\(\begin{array}{l}\angle MIH = \angle MHK\,\,\,\left( {theo\,\,\left( 1 \right)} \right)\\\angle MHI = \angle MKH\,\,\,\,\left( {theo\,\,\left( 2 \right)} \right)\\ \Rightarrow \Delta MHI \sim \Delta MKH\,\,\left( {g.g} \right)\end{array}\)
\( \Rightarrow \dfrac{{MH}}{{MK}} = \dfrac{{MI}}{{MH}}\) (cặp cạnh tương ứng tỉ lệ).
\( \Rightarrow MI.MK = M{H^2}\,\,\left( {dpcm} \right)\).
Hỗ trợ - Hướng dẫn
-
024.7300.7989
-
1800.6947
(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com