Quá trình hình thành hang động, thạch nhũ và xâm thực của nước
Quá trình hình thành hang động, thạch nhũ và xâm thực của nước mưa vào đá vôi là một ví dụ điển hình về phản ứng thuận nghịch trong tự nhiên. Nước có chứa CO2 chảy qua đá vôi, bào mòn đá tạo thành Ca(HCO3)2, (phản ứng thuận) góp phần hình thành các hang động. Hợp chất Ca(HCO3)2 trong nước lại bị phân huỷ tạo ra CO2 và CaCO3 (phản ứng nghịch), hình thành các thạch nhũ, măng đá, cột đá.
Hãy cho biết những phát biểu sau là đúng hay sai?
Đúng | Sai | |
---|---|---|
1) Phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra trong hai quá trình thuận nghịch trên như sau: Ca(HCO3)2(aq) ⇌ CaCO3(s) + H2O(l) + CO2(aq) |
||
2) Calcium carbonate là chất khó hòa tan nên tách ra khỏi dung dịch và kết tủa lại nơi giọt nước rơi xuống, cứ thế tạo thành các nhũ đá trên trần hang có hình nón lộn ngược. | ||
3) Nồng độ CO2 hoà tan trong nước tăng lên thuận lợi cho sự hình thành nhũ đá. | ||
4) Sự tạo thành thạch nhũ trong các hang động do khi calcium hydrogencarbonate hòa tan trong nước đi xuống theo các kẽ nứt, tới trần hang gặp chướng ngại vật, nhỏ giọt rơi xuống đáy hang, do tiếp xúc với không khí trong hang có nhiệt độ cao nên xảy ra phản ứng nghịch chuyển thành calcium carbonate, carbon dioxide và hơi nước. |
Đáp án đúng là: 1S, 2Đ, 3S, 4Đ
Quảng cáo
Dựa vào lí thuyết về trạng thái cân bằng của phản ứng thuận nghịch.
a) sai, vì phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra trong hai quá trình thuận nghịch trên như sau: CaCO3(s) + H2O(l) + CO2(aq) ⇌ Ca(HCO3)2(aq)
b) đúng, vì mô tả quá trình của phản ứng nghịch
c) sai, vì nồng độ CO2 hoà tan trong nước tăng lên không thuận lợi cho sự hình thành nhũ đá (chiều nghịch) mà thuận lợi cho sự ăn mòn nhũ đá (chiều thuận).
d) đúng, vì mô tả quá trình của phản ứng thuận.
Hỗ trợ - Hướng dẫn
-
024.7300.7989
-
1800.6947
(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com