Tel: 024.7300.7989 - Phone: 1800.6947 (Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)

Giỏ hàng của tôi

Cho các trường hợp sau: (1) Ngâm lá đồng trong dung dịch AgNO3. (2) Ngâm lá

Câu hỏi số 745833:
Thông hiểu

Cho các trường hợp sau:

(1) Ngâm lá đồng trong dung dịch AgNO3.

(2) Ngâm lá kẽm trong dung dịch HCl loãng.

(3) Ngâm lá sắt cuốn dây đồng trong dung dịch H2SO4 loãng.

(4) Tấm tôn để trong không khí ẩm lâu ngày.

(5) Ngâm một miếng đồng vào dung dịch Fe2(SO4)3.

(6) Nhúng sợi dây bạc trong dung dịch HNO3.

(7) Ngâm kim loại Na trong dầu hỏa.

(8) Đốt dây nhôm trong không khí.

(9) Nhúng thanh kẽm trong dung dịch CuSO4.

(10) Thả đinh sắt vào dung dịch CuCl2 và HCl loãng.

Có bao nhiêu trường hợp xảy ra ăn mòn điện hóa học?

Đáp án đúng là:

Quảng cáo

Câu hỏi:745833
Phương pháp giải

Điều kiện xảy ra ăn mòn điện hóa: hai kim loại khác nhau (hoặc một kim loại và một phi kim) cùng nhúng vào một dung dịch điện li và tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với nhau qua dây dẫn.

Giải chi tiết

Điều kiện xảy ra ăn mòn điện hóa: hai kim loại khác nhau (hoặc một kim loại và một phi kim) cùng nhúng vào một dung dịch điện li và tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với nhau qua dây dẫn.

⟹ Các trường hợp xảy ra ăn mòn điện hóa là (1), (3), (4), (9), (10).

⟹ Có 5 trường hợp xảy ra ăn mòn điện hóa.

Đáp án: 5.

Tham Gia Group Dành Cho 2K7 luyện thi Tn THPT - ĐGNL - ĐGTD

>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.

Hỗ trợ - Hướng dẫn

  • 024.7300.7989
  • 1800.6947 free

(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com