Một người gánh một thùng gạo nặng 300N và một thùng ngô nặng 200N. Đòn gánh dài 1m. Hỏi vai
Một người gánh một thùng gạo nặng 300N và một thùng ngô nặng 200N. Đòn gánh dài 1m. Hỏi vai người đó phải đặt ở điểm nào, chịu một lực bằng bao nhiêu? Bỏ qua trọng lượng của đòn gánh?
Đáp án đúng là: B
Quy tắc tổng hợp hai lực song song cùng chiều:
- Hợp lực của hai lực song song cùng chiều là một lực song song, cùng chiều và có độ lớn bằng tổng các độ lớn của hai lực ấy.
- Giá của hợp lực chia khoảng cách giữa hai giá của hai lực song song thành những đoạn tỉ lệ nghịch với độ lớn của hai lực ấy.
\(F = {F_1} + {F_2};\dfrac{{{F_1}}}{{{F_2}}} = \dfrac{{{d_2}}}{{{d_1}}}\) (chia trong)
Hình vẽ biểu diễn các lực tác dụng vào vai người. Gọi O là điểm đặt của vai.
Trọng lượng của gạo là: P1 = 300N
Trọng lượng của gạo là: P2 = 200N
Vai người chịu tác dụng của một lực:
\(P = {P_1} + {P_2} = 300 + 200 = 500N\)
Áp dụng quy tắc hợp lực song song cùng chiều ta có:
\(\dfrac{{{P_1}}}{{{P_2}}} = \dfrac{{OB}}{{OA}} = \dfrac{{300}}{{200}} = \dfrac{3}{2} \Rightarrow 3.OA - 2.OB = 0\,\,\,\left( 1 \right)\)
Lại có: \(OA + OB = AB = 100cm\,\,\,\,\left( 2 \right)\)
Từ (1) và (2) ta có hệ phương trình: \(\left\{ \begin{array}{l}3.OA - 2.OB = 0\\OA + OB = 100cm\end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}OA = 40cm\\OB = 60cm\end{array} \right.\)
Vậy vai người chịu tác dụng của 1 lực 500N và vai người đặt tại điểm cách đầu gánh thùng ngô 60cm.
Chọn B.
Hỗ trợ - Hướng dẫn
-
024.7300.7989
-
1800.6947
(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com