Tel: 024.7300.7989 - Phone: 1800.6947 (Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)

Giỏ hàng của tôi

Một bình nhôm khối lượng \(0,5kg\) chứa \(0,118kg\) nước ở nhiệt độ \({20^0}C\). Người ta thả vào bình một miếng sắt khối lượng \(0,2kg\) đã được nung  nóng tới \({75^0}C\). Xác định nhiệt độ của nước khi bắt đầu có sự cân bằng nhiệt. Bỏ qua sự truyền nhiệt ra môi trường bên ngoài. Nhiệt dung riêng của nhôm là \(896{\rm{ }}J/\left( {kg.K} \right)\); của nước là \(4,{18.10^3}J/\left( {kg.K} \right)\), của sắt là \(0,{46.10^3}J/(kg.K)\).

Câu 379071:

Một bình nhôm khối lượng \(0,5kg\) chứa \(0,118kg\) nước ở nhiệt độ \({20^0}C\). Người ta thả vào bình một miếng sắt khối lượng \(0,2kg\) đã được nung  nóng tới \({75^0}C\). Xác định nhiệt độ của nước khi bắt đầu có sự cân bằng nhiệt. Bỏ qua sự truyền nhiệt ra môi trường bên ngoài. Nhiệt dung riêng của nhôm là \(896{\rm{ }}J/\left( {kg.K} \right)\); của nước là \(4,{18.10^3}J/\left( {kg.K} \right)\), của sắt là \(0,{46.10^3}J/(kg.K)\).

A. \({25^0}C\)

B. \(22,{5^0}C\)

C. \(27,{5^0}C\)

D. \({30^0}C\)

Câu hỏi : 379071
Phương pháp giải:

+ Nhiệt lượng mà một lượng chất rắn hay lỏng thu vào hay toả ra khi thay đổi nhiệt độ được tính bằng công thức: \(Q = mc.\Delta t\)


Trong đó: \(m\) là khối lượng \(\left( {kg} \right)\); \(c\) là nhiệt dung riêng của chất \(\left( {J/kg.K} \right)\); \(\Delta t\) là độ biến thiên nhiệt độ (\(^0C\) hoặc \(^0K\))


+ Phương trình cân bằng nhiệt: \({Q_{toa}} = {\rm{ }}{Q_{thu}}\)

  • Đáp án : A
    (1) bình luận (0) lời giải

    Giải chi tiết:

    Gọi \({m_1},{m_2},{m_3}\)lần lượt là khối lượng của bình nhôm, nước và miếng sắt

    Gọi \({t_1}\) là nhiệt độ ban đầu của bình nhôm và nước ở trong bình

    Theo đầu bài, ta có \({t_1} = {20^0}C\)

    Nhiệt độ ban đầu của miếng sắt là: \({t_2} = {75^0}C\)

    Nhiệt độ của nước khi có sự cân bằng nhiệt là \(t\)

    Ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}{m_1} = 0,5kg;{t_1} = {20^0}C;{c_1} = 896\,\left( {J/kg.K} \right)\\{m_2} = 0,118kg;{t_2} = {t_1} = {20^0}C;{c_2} = 4,{18.10^3}\,\left( {J/kg.K} \right)\\{m_3} = 0,2kg;{t_3} = {75^0}C;{c_3} = 0,{46.10^3}\,\left( {J/kg.K} \right)\end{array} \right.\)

    Nhiệt lượng mà bình nhôm thu vào: \({Q_1} = {m_1}{c_1}\left( {t - {t_1}} \right)\)

    Nhiệt lượng mà nước thu vào: \({Q_2} = {m_2}{c_2}\left( {t - {t_1}} \right)\)

    Tổng nhiệt lượng thu vào của bình nhôm và nước là:

    \({Q_{thu}} = {Q_1} + {Q_2} = \left( {{m_1}{c_1} + {m_2}{c_2}} \right)\left( {t - {t_1}} \right)\)

    Nhiệt lượng do sắt toả ra là: \({Q_{toa}} = {m_3}{c_3}\left( {{t_2} - t} \right)\)

    Theo phương trình cân bằng nhiệt ta có:

    \(\begin{array}{l}{Q_{toa}} = {Q_{thu}} \Leftrightarrow {m_3}{c_3}.\left( {{t_2} - t} \right) = \left( {{m_1}{c_1} + {m_2}{c_2}} \right).\left( {t - {t_1}} \right)\\ \Leftrightarrow 0,2.0,{46.10^3}.\left( {75 - t} \right) = \left( {0,5.896 + 0,118.4,{{18.10}^3}} \right)\left( {t - 20} \right)\\ \Leftrightarrow 6900 - 92t = 941,24t - 188824,8 \Rightarrow t = {25^0}\end{array}\)

    Lời giải sai Bình thường Khá hay Rất Hay
Xem bình luận

2k8 Tham gia ngay group chia sẻ, trao đổi tài liệu học tập miễn phí

>> Học trực tuyến Lớp 11 cùng thầy cô giáo giỏi trên Tuyensinh247.com. Bứt phá điểm 9,10 chỉ sau 3 tháng. Cam kết giúp học sinh lớp 11 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

Hỗ trợ - Hướng dẫn

  • 024.7300.7989
  • 1800.6947 free

(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com