Tel: 024.7300.7989 - Phone: 1800.6947 (Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)

Giỏ hàng của tôi

Số giá trị nguyên của \(m\) để phương trình \({4^x} - m{.2^{x + 1}} + 4m = 0\) có hai nghiệm phân biệt \({x_1},\,{x_2}\) và \({x_1} + {x_2} = 3\) là

Câu 399176: Số giá trị nguyên của \(m\) để phương trình \({4^x} - m{.2^{x + 1}} + 4m = 0\) có hai nghiệm phân biệt \({x_1},\,{x_2}\) và \({x_1} + {x_2} = 3\) là

A. \(1\)

B. \(2\)

C. \(3\)

D. \(0\)

Câu hỏi : 399176

Quảng cáo

Phương pháp giải:

- Đặt ẩn phụ \(t = {2^x}\,\,\,\left( {t > 0} \right)\), đưa phương trình đã cho về phương trình bậc hai ẩn \(t\).


- Tìm điều kiện để phương trình bậc hai ẩn \(t\) để phương trình ẩn \(x\) có 2 nghiệm phân biệt.


- Sử dụng dữ kiện \({x_1} + {x_2} = 3\). Áp dụng định lí Vi-ét sau đó giải phương trình tìm \(m\).

  • Đáp án : D
    (2) bình luận (0) lời giải

    Giải chi tiết:

    TXĐ :\(D = \mathbb{R}\).

    Ta có:

    \(\begin{array}{l}\,\,\,\,\,\,\,{4^x} - m{.2^{x + 1}} + 4m = 0\\ \Leftrightarrow {\left( {{2^x}} \right)^2} - 2m{.2^x} + 4m = 0\,\,\,\,\,\,\,\left( 1 \right)\end{array}\)

    Đặt \(t = {2^x}\,\,\,\left( {t > 0} \right)\) thì phương trình \(\left( 1 \right)\) trở thành: \({t^2} - 2mt + 4m = 0\,\,\,\,\,\left( 2 \right)\)

    Phương trình (1) có 2 nghiệm phân biệt khi và chỉ khi phương trình (2) có 2 nghiệm dương phân biệt.

    \( \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}\Delta ' > 0\\S > 0\\P > 0\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}{m^2} - 4m > 0\\2m > 0\\4m > 0\end{array} \right.\)\( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}\left[ \begin{array}{l}m > 4\\m < 0\end{array} \right.\\m > 0\end{array} \right. \Leftrightarrow m > 4\,\,\,\left( * \right)\) 

    Gọi \({t_1},\,\,{t_2}\) là hai nghiệm dương phân biệt của phương trình (2), ta có: \({t_1} = {2^{{x_1}}},\,\,{t_2} = {2^{{x_2}}}\).

    \( \Rightarrow {t_1}.{t_2} = {2^{{x_1}}}{.2^{{x_2}}} = {2^{{x_1} + {x_2}}} = {2^3} = 8\).

    Áp dụng định lí Vi-ét ta có: \({t_1}{t_2} = 4m\) \( \Rightarrow 4m = 8 \Leftrightarrow m = 2\,\,\left( {ktm} \right).\) 

    Vậy không có giá trị nào của \(m\) thỏa mãn yêu cầu bài toán.

    Lời giải sai Bình thường Khá hay Rất Hay
Xem bình luận

>> Luyện thi TN THPT & ĐH năm 2024 trên trang trực tuyến Tuyensinh247.com. Học mọi lúc, mọi nơi với Thầy Cô giáo giỏi, đầy đủ các khoá: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng; Tổng ôn chọn lọc.

Hỗ trợ - Hướng dẫn

  • 024.7300.7989
  • 1800.6947 free

(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com