Cho tam giác \(ABC\) vuông tại \(A,\) đường cao \(AH\,\,\,\left( {H \in BC} \right).\) Đường tròn
Cho tam giác \(ABC\) vuông tại \(A,\) đường cao \(AH\,\,\,\left( {H \in BC} \right).\) Đường tròn đường kính \(AH\) cắt hai cạnh \(AB,AC\) theo thứ tự là \(M\) và \(N.\)
a) Chứng minh tứ giác \(AMHN\) là hình chữ nhật.
b) Chứng minh tứ giác \(BMNC\) là tứ giác nội tiếp.
c) Qua \(A\) kẻ đường thẳng vuông góc với \(MN\) cắt \(BC\) tại \(I.\) Chứng minh rằng \(\frac{1}{{A{I^2}}} = \frac{4}{{A{B^2} + A{C^2}}}.\)
a) Chứng minh tứ giác \(AMHN\) có bốn góc vuông.
b) Chứng minh tứ giác \(BMHC\) có hai góc cùng chắn một cung bằng nhau.
c) Ta sẽ chứng minh \(IA = IB = IC\) và vận dụng định lý Py – ta – go cho tam giác vuông \(ABC\).
a) Chứng minh tứ giác \(AMHN\) là hình chữ nhật.
Gọi \(O\) là tâm đường tròn đường kính \(AH\)
\(\angle AMH = {90^0}\) (góc nội tiếp chắn nửa đường tròn tâm \(O\))
\(\angle ANH = {90^0}\) (góc nội tiếp chắn nửa đường tròn tâm \(O\))
Do \(\angle AMH = \angle ANH = \angle MAN = {90^0}\) nên \(AMHN\) là hình chữ nhật (đpcm).
b) Chứng minh tứ giác \(BMNC\) là tứ giác nội tiếp.
Vì \(AMHN\) là hình chữ nhật nên \(OM = ON\)
Suy ra tam giác \(OAM\) cân tại \(O\) nên \(\angle {A_1} = \angle {M_1}\)
Mà \(\angle {A_1} = \angle C\) (cùng phụ với góc \(\angle B\)) \( \Rightarrow \angle {M_1} = \angle C\)
Mặt khác \(\angle {M_1} + \angle BMN = {180^0}\) (hai góc kề nhau) \( \Rightarrow \angle BMN + \angle C = {180^0}\)
Ta có: \(\angle BMN + \angle C = {180^0}\) và hai góc này ở vị trí đối nhau
Suy ra tứ giác \(BMNC\) nội tiếp (dhnb) (đpcm).
c) Qua \(A\) kẻ đường thẳng vuông góc với \(MN\) cắt \(BC\) tại \(I.\) Chứng minh rằng \(\frac{1}{{A{I^2}}} = \frac{4}{{A{B^2} + A{C^2}}}.\)
Ta có: \(\angle {A_2} + \angle {N_1} = {90^0}\,\,;\,\,\angle {M_1} + {N_1} = {90^0}\)
Nên \(\angle {A_2} = \angle {M_1}\) mà \(\angle {M_1} = \angle C\) (theo b) \( \Rightarrow \angle {A_2} = \angle C\) \( \Rightarrow \Delta IAC\) cân tại \(I\,\, \Rightarrow IA = IC.\)
Chứng minh tương tự ta có \(\Delta IAB\) cân tại \(I\) nên \(IA = IB.\)
Vậy \(IA = IB = IC = \frac{{BC}}{2}\,\, \Rightarrow 2IA = BC\,\, \Rightarrow 4I{A^2} = B{C^2}\)
Mà \(B{C^2} = A{B^2} + A{C^2}\,\, \Rightarrow 4I{A^2} = A{B^2} + A{C^2}\,\, \Rightarrow \frac{1}{{I{A^2}}} = \frac{4}{{A{B^2} + A{C^2}}}\) (đpcm).
Hỗ trợ - Hướng dẫn
-
024.7300.7989
-
1800.6947
(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com