Qua điểm \(A\) nằm ngoài đường tròn \(\left( O \right)\) kẻ cát tuyến \(ABC.\) Tiếp tuyến của
Qua điểm \(A\) nằm ngoài đường tròn \(\left( O \right)\) kẻ cát tuyến \(ABC.\) Tiếp tuyến của đường tròn tại \(B\) và \(C\) cắt nhau tại \(K.\) Qua \(K\) kẻ đường thẳng vuông góc với \(AO,\) cắt \(AO\) ở \(H\) và cắt đường tròn \(\left( O \right)\) ở \(E,F\) (\(E\) nằm giữa \(K\) và \(F\)). Gọi \(M\) là giao điểm của \(OK\) và \(BC.\) Chứng minh rằng \(EMOF\) là tứ giác nội tiếp.
Sử dụng hệ thức lượng trong tam giác vuông, tam giác đồng dạng, dấu hiệu của tứ giác nội tiếp.
Ta có: \(\Delta OCK\) vuông tại \(C,\,\,CM \bot OK \Rightarrow K{C^2} = KM.KO\) (hệ thức lượng trong tam giác vuông).
Xét \(\Delta CKE\) và \(\Delta FKC\) có:
\(\angle CKF\) chung;
\(\angle KCE = \angle KFC\) (góc nội tiếp và góc tạo bởi tiếp tuyến và dây cung cùng chắn cung \(CE\))
\(\begin{array}{l} \Rightarrow \Delta CKE \sim \Delta FKC\,\,\left( {g.g} \right)\\ \Rightarrow \dfrac{{KC}}{{KF}} = \dfrac{{KE}}{{KC}}\\ \Rightarrow K{C^2} = KE.KF\end{array}\)
\(\begin{array}{l} \Rightarrow KM.KO = KE.KF\\ \Rightarrow \dfrac{{KM}}{{KE}} = \dfrac{{KF}}{{KO}}\end{array}\)
Xét \(\Delta KEM\) và \(\Delta KOF\) có:
\(\begin{array}{l}\dfrac{{KM}}{{KE}} = \dfrac{{KF}}{{KO}}\,\,\left( {cmt} \right)\\\angle MKE\,\,chung\end{array}\)
\( \Rightarrow \Delta KEM \sim \Delta KOF\,\,\left( {c.g.c} \right)\)
\( \Rightarrow \angle EMK = \angle OFK\) (hai góc tương ứng).
Vậy \(EMOF\) là tứ giác nội tiếp (Tứ giác có góc ngoài và góc trong tại đỉnh đối diện bằng nhau).
Hỗ trợ - Hướng dẫn
-
024.7300.7989
-
1800.6947
(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com