Cho tam giác \(ABC\) có đường cao \(AH\). Kẻ ra phía ngoài tam giác \(ABC\) các tia \(Ax,\,\,Ay\) theo
Cho tam giác \(ABC\) có đường cao \(AH\). Kẻ ra phía ngoài tam giác \(ABC\) các tia \(Ax,\,\,Ay\) theo thứ tự tạo với \(AB,\,\,AC\) các góc nhọn bằng nhau. Gọi \(I\) là hình chiếu của \(B\) trên \(Ax,\,\,K\) là hình chiếu của \(C\) trên \(Ay,\,\,M\) là trung điểm của \(BC.\) Chứng minh rằng:
a) \(MI = MK\).
b) Bốn điểm \(I,\,\,H,\,\,M,\,\,K\) cùng thuộc một đường tròn.
a) Chứng minh \(\Delta IEM = \Delta MFK\,\,\left( {c.g.c} \right)\).
b) Chứng minh \(\angle IHK = \angle IMK\).
a) Đặt \(\angle BAI = \angle CAK = \alpha .\)
Gọi \(E,\,\,F\) lần lượt là trung điểm \(AB,\,\,AC.\) Ta có:
\(IE = \dfrac{{AB}}{2}\) (định lí đường trung tuyến trong tam giác vuông)
\(MF = \dfrac{{AB}}{2}\) (\(MF\) là đường trung bình của tam giác \(ABC\))
\( \Rightarrow IE = MF\).
Chứng minh tương tự ta có: \(EM = \dfrac{{AC}}{2} = FK.\)
Ta có: \(\angle {E_1} = 2\alpha \) (góc ngoài bằng tổng hai góc trong không kề với nó)
\(\angle {E_2} = \angle {M_2}\) (so le trong do \(AB\parallel MF\))
\( \Rightarrow \angle IEM = \angle {E_1} + \angle {E_2} = 2\alpha + \angle {M_2}\)
Chứng minh tương tự ta có: \(\angle MFK = 2\alpha + \angle {M_2}\).
\( \Rightarrow \angle IEM = \angle MFK\)
\( \Rightarrow \Delta IEM = \Delta MFK\,\,\left( {c.g.c} \right)\)
\( \Rightarrow MI = MK\) (hai cạnh tương ứng).
b) Ta có: Tứ giác \(AHBI\) có \(\angle AHB + \angle AIB = {180^0}\) nên là tứ giác nội tiếp.
\( \Rightarrow \angle BHI = \angle BAI = \alpha \) (hai góc nội tiếp cùng chắn cung \(BI\)).
Chứng minh tương tự ta có: \(\angle CHK = \angle CAK = \alpha \).
\( \Rightarrow \angle IHK = {180^0} - 2\alpha \)
Xét \(\Delta IEM\) có \(\widehat {{E_1}} = 2\alpha \Rightarrow {180^0} - 2\alpha = \widehat {{E_2}} + \widehat {{M_1}} + \widehat {{I_1}}\,\,\,\left( 1 \right)\)
Lại có \(\widehat {{E_2}} = \widehat {{M_2}}\) (so le trong, \(AB//MF\)), \(\widehat {{I_1}} = \widehat {{M_3}}\) (do \(\Delta IEM = \Delta MFK\))
\( \Rightarrow {180^0} - 2\alpha = \widehat {{M_1}} + \widehat {{M_2}} + \widehat {{M_3}} = \widehat {IMK}\,\,\left( 2 \right)\)
Từ \(\left( 1 \right),\left( 2 \right) \Rightarrow \widehat {IHK} = \widehat {IMK}.\) Vậy \(I,H,M,K\) cùng thuộc một đường tròn.
Hỗ trợ - Hướng dẫn
-
024.7300.7989
-
1800.6947
(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com