Tại \({t_1} = 0\) đầu O của một sợi dây đàn hồi nằm ngang bắt đầu có một sóng ngang truyền
Tại \({t_1} = 0\) đầu O của một sợi dây đàn hồi nằm ngang bắt đầu có một sóng ngang truyền đến và O bắt đầu đi lên, các điểm B,C,D trên dây chưa có sóng truyền đến, sợi dây có dạng là đường (1). Tại \({t_2} = \frac{{5T}}{6}\) (T là chu kỳ sóng) sợi dây có dạng là đường (2). Khoảng cách giữa hai điểm O và C ở thời điểm \({t_2}\) gấp 1,187 lần khoảng cách giữa O và C ở thời điểm \({t_1}\). Tỉ số giữa tốc độ truyền sóng trên dây và tốc độ dao động cực đại của mỗi phần tử có giá trị gần nhất là
Đáp án đúng là: C
Quảng cáo
+ Đọc đồ thị động năng theo thời gian
+ Sử dụng vòng tròn lượng giác.
+ Sử dụng biểu thức tính khoảng cách: \(d = \sqrt {\Delta {d^2} + \Delta {u^2}} \)
+ Sử dụng biểu thức tính tốc độ truyền sóng: \(v = \lambda .f\)
+ Sử dụng biểu thức tính vận tốc dao động cực đại: \({v_{max}} = A\omega = 2\pi f.A\)
Từ hình ảnh và dữ kiện đề bài ta có vòng tròn lượng giác:
Có: \({u_O}\left( {{t_2}} \right) = - \frac{{a\sqrt 3 }}{2}\)
Độ lệch pha giữa 2 điểm O và C:
\(\Delta \varphi = \frac{{7\pi }}{6} = \frac{{2\pi .OC}}{\lambda } \Rightarrow OC = \frac{{7\lambda }}{{12}}\)
Tại thời điểm \({t_1}\) khoảng cách giữa O và C: \({d_1} = OC\) (ở trạng thái cân bằng)
Tại thời điểm \({t_2}\) khoảng cách giữa O và C:
\({d_2} = \sqrt {O{C^2} + {{\left( {{u_C} - {u_O}} \right)}^2}} = \sqrt {O{C^2} + {{\left( {a + \frac{{a\sqrt 3 }}{2}} \right)}^2}} \)
Theo đề bài, ta có:
\(\frac{{{d_2}}}{{{d_1}}} = 1,187 \Leftrightarrow \frac{{\sqrt {{{\left( {\frac{{7\lambda }}{{12}}} \right)}^2} + {{\left( {a + \frac{{a\sqrt 3 }}{2}} \right)}^2}} }}{{\frac{{7\lambda }}{{12}}}} = 1,187 \Rightarrow \lambda = 5{\rm{a}}\)
\( \Rightarrow \frac{v}{{{v_{ma{\rm{x}}}}}} = \frac{{\lambda f}}{{\omega a}} = \frac{{\lambda f}}{{2\pi f.a}} = \frac{\lambda }{{2\pi a}} = \frac{5}{{2\pi }} \approx 0,8\)
Hỗ trợ - Hướng dẫn
-
024.7300.7989
-
1800.6947
(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com