Cho đường tròn (O) ngoại tiếp tam giác nhọn ABC. Gọi M và N lần lượt là điểm chính giữa cung
Cho đường tròn (O) ngoại tiếp tam giác nhọn ABC. Gọi M và N lần lượt là điểm chính giữa cung nhỏ AB và cung nhỏ BC. Hai dây AN và CM cắt nhau tại điểm I. Dây MN Cắt các cạnh AB và BC lần lượt tại các điểm H và K.
Trả lời cho các câu 540186, 540187, 540188, 540189 dưới đây:
Vì M là điểm chính giữa cung nhỏ AB của (O) (giả thiết)
Suy ra cungAM = cung MB
⇒ góc ACM = góc BCM (hai góc nội tiếp chắn hai cung bằng nhau)
Mà góc ACM = góc ANM (hai góc nội tiếp cùng chắn cung AM)
⇒ góc MNA = góc BCM hay góc KNI = góc KCI
Xét tứ giác IKNC:
Góc KNI = góc KCI (cmt)
Mà C và N là hai đỉnh kề nhau
⇒ IKNC là tứ giác nội tiếp (dấu hiệu nhận biết tứ giác nội tiếp)
⇒ 4 điểm C, N, K, I cùng thuộc một đường tròn
Vì ABNC là tứ giác nội tiếp nên góc NBC = góc NAC
Vì N là điểm chính giữa cung nhỏ BC của (O) nên góc NAC = góc NAB
Vì AMBN là tứ giác nội tiếp nên góc NAB = góc NMB
Suy ra góc NBC = góc NMB hay góc NBK = góc NMB
Xét ∆ NBK và ∆ NMB có góc NBK = góc NMB; góc MNB chung nên
Tứ giác IKNC nội tiếp suy ra góc IKC = góc INC (hai góc nội tiếp cùng chắn cung IC)
Xét (O): Góc ABC = góc ANC ( hai góc nội tiếp cùng chắn cung AC)
Suy ra góc ABC = góc IKC
Mà hai góc này ở vị trí đồng vị
Suy ra IK//HB (dhnb hai đt song song)
BI cắt (O) tại G.
Vì I là giao điểm ba đường phân giác của tam giác ABC nên G là điểm chính giữa cung AC và BI là phân giác góc ABC
Chứng minh tương tự câu a ta có tứ giác AMHI nội tiếp
Suy ra góc AHI = góc AMI (hai góc nội tiếp cùng chắn cung AI)
Xét (O): Góc ABC = góc AMC (hai góc nội tiếp cùng chắn cung AC)
Suy ra góc ABC = góc AHI
Mà hai góc này ở vị trí đồng vị
Suy ra HI//BK (dhnb hai đt song song)
Xét tứ giác BHIK:
IK//HB ( cmt)
HI//BK (cmt)
Suy ra tứ giác BHIK là hình bình hành (dhnb HBH)
Mà BI là phân giác của góc HBK (cmt)
Suy ra tứ giác BHIK là hình thoi. (dhnb hình thoi)
Vì góc NBK = góc BMK nên ta có BN là tiếp tuyến tại B của đường tròn (P) ngoại tiếp ∆MBK ⇒ BN ⊥ BP
Mà BN ⊥ BD do góc DBN = 90o (góc nội tiếp chắn nửa đường tròn)
⇒ B, P, D thẳng hàng
Tương tự ta có C, Q, D thẳng hàng
∆ PBK và ∆ DBC là 2 tam giác cân có chung góc ở đáy nên góc ở đỉnh của chúng bằng nhau
⇒ góc BPK = góc BDC
⇒ PK // DC ⇒ PK // DQ
Tương tự ta có DP // QK
Vậy DPKQ là hình bình hành ⇒ DK đi qua trung điểm PQ
⇒ D, E, K thẳng hàng.
Quảng cáo
Hỗ trợ - Hướng dẫn
-
024.7300.7989
-
1800.6947
(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com