Cho tam giác nhọn \(ABC\,\left( {AB < AC} \right)\) nội tiếp đường tròn \(\left( O \right)\). Hai
Cho tam giác nhọn \(ABC\,\left( {AB < AC} \right)\) nội tiếp đường tròn \(\left( O \right)\). Hai đường cao \(BD\) và \(CE\) của tam giác \(ABC\) cắt nhau tại \(H.\) Đường thẳng \(AH\) cắt \(BC\) và \(\left( O \right)\) lần lượt tại \(F\) và \(K\,\left( {K \ne A} \right).\) Gọi \(L\) là hình chiếu của \(D\) lên \(AB.\)
Trả lời cho các câu 540293, 540294, 540295 dưới đây:
Chứng minh rằng tứ giác \(BEDC\) nội tiếp và \(B{D^2} = BL.BA\)
Xét tứ giác \(BEDC\) có
+) \(\angle BEC = 90^\circ \) (do \(CE \bot AB\))
+) \(\angle BDC = 90^\circ \) (do \(BD \bot AC\))
Suy ra \(\angle BEC = \angle BDC\left( { = 90^\circ } \right)\)nên tứ giác \(BEDC\) có hai đỉnh \(E,D\) kề nhau cùng nhìn cạnh \(BC\) dưới các góc vuông, do đó tứ giác \(BEDC\) là tứ giác nội tiếp.
Gọi \(J\) là giao điểm của \(KD\) và \(\left( O \right),\,(J \ne K).\) Chứng minh \(\angle BJK = \angle BDE.\)
Chứng minh các góc tương ứng bằng nhau.
Xét tam giác \(ABC\) có hai đường cao \(BD\) và \(CE\) cắt nhau tại \(H\) nên \(H\) là trực tâm tam giác \(ABC\) hay \(AH \bot BC \Leftrightarrow AF \bot BC\)
+) Xét tam giác \(EBC\) vuông tại \(E\) có \(\angle EBC + \angle BCE = 90^\circ \) (1)
+) Xét tam giác \(AFB\) vuông tại \(F\) có \(\angle FBA + \angle BAF = 90^\circ \) (2)
Từ (1) và (2) suy ra \(\angle BCE = \angle BAK\) (3) (cùng phụ với \(\angle ABF\))
Mà theo câu a) ta có tứ giác \(BEDC\) là tứ giác nội tiếp nên \(\angle BDE = \angle BCE\) (4)
Từ (3) và (4) suy ra \(\angle BDE = \angle BAK\) (*)
Xét đường tròn \(\left( O \right)\) có \(\angle BAK = \angle BJK\) (**) (hai góc nội tiếp cùng chắn cung \(BK\))
Từ (*) và (**) ta suy ra \(\angle BJK = \angle BDE\) (đpcm)
Gọi \(I\) là giao điểm của \(BJ\) và \(ED.\) Chứng minh tứ giác \(ALIJ\) nội tiếp và \(I\) là trung điểm của \(ED.\)
Xét tam giác \(BDJ\) và tam giác \(BID\) có:
\(\angle BJK = \angle BDE\,\,\left( {cmt} \right)\);
\(\angle DBJ\) chung;
Lại có \(B{D^2} = BL.BA\,\,\left( {cmt} \right)\)
\( \Rightarrow BL.BA = BI.BJ \Rightarrow \dfrac{{BL}}{{BJ}} = \dfrac{{BI}}{{BA}}\).
Xét tam giác \(BLI\) và tam giác \(BJA\) có:
\( \Rightarrow \angle BLI = \angle BJA\) (hai góc tương ứng).
\( \Rightarrow \) Tứ giác \(ALIJ\) là tứ giác nội tiếp (Tứ giác có góc ngoài bằng góc trong tại đỉnh đối diện).
+) Tứ giác \(BEDC\) là tứ giác nội tiếp (cmt) \( \Rightarrow \angle AED = \angle ACB\).
Mà \(\angle ACB = \angle BJA\) (hai góc nội tiếp cùng chắn cung \(AB\)).
\( \Rightarrow \angle AED = \angle BJA\) (6)
Từ (5) và (6) \( \Rightarrow \angle BLI = \angle AED\) hay \(\angle ELI = \angle LEI \Rightarrow \Delta IEL\) cân tại \(I \Rightarrow IL = IE\).
Ta có \(\left\{ \begin{array}{l}\angle ILD = {90^0} - \angle ELI\\\angle IDL = {90^0} - \angle LEI\end{array} \right. \Rightarrow \angle ILD = \angle IDL \Rightarrow \Delta ILD\) cân tại \(I \Rightarrow IL = ID\).
Vậy \(IE = ID \Rightarrow I\) là trung điểm của \(ED\,\,\left( {dpcm} \right)\).
Quảng cáo
Hỗ trợ - Hướng dẫn
-
024.7300.7989
-
1800.6947
(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com