Cho đường tròn tâm \(\left( {O,R} \right)\), từ một điểm \(A\) trên đường tròn kẻ tiếp tuyến
Cho đường tròn tâm \(\left( {O,R} \right)\), từ một điểm \(A\) trên đường tròn kẻ tiếp tuyến \(d\) với đường tròn tâm \(O\). Trên đường thẳng \(d\) lấy điểm \(M\) bất kì (\(M\) khác \(A\)), kẻ tiếp tuyến thứ hai \(MB\) (\(B\) là tiếp điểm).
a) Chứng minh tứ giác \(AMBO\) là tứ giác nội tiếp đường tròn.
b) Gọi \(I\) là giao điểm của \(AB\) và \(OM\). Chứng minh \(OI.OM = {R^2};{\rm{ }}OI.IM = \dfrac{{A{B^2}}}{4}\).
c) Gọi điểm \(H\) là trực tâm của tam giác \(MAB\). Tìm quỹ tích điểm \(H\) khi điểm \(M\) di chuyển trên đường thẳng \(d\).
a) Vận dụng dấu hiệu nhận biết: Tứ giác có tổng hai góc đối bằng \({180^0}\) là tứ giác nội tiếp.
b) Ta sẽ chứng minh: \(\Delta MAO\) vuông tại \(A\), đường cao \(AI\), áp dụng hệ thức lượng trong tam giác vuông ta có hệ thức cần chứng minh.
c) Ta sẽ chứng minh: \(AOBH\) là hình thoi \( \Rightarrow AH = AO = R\)
\( \Rightarrow \) Tìm được quỹ tích điểm \(H\)
a) Vì \(MA,MB\) là tiếp tuyến của đường tròn \(\left( O \right) \Rightarrow \angle MAO = \angle MBO = {90^0}\)
Xét tứ giác \(AMBO\) có: \(\angle MAO + \angle MBO = {180^0}\) mà \(\angle MAO,\angle MBO\) là hai góc đối nhau
\( \Rightarrow AMBO\) là tứ giác nội tiếp đường tròn.
b) Vì \(MA,MB\) là tiếp tuyến của đường tròn \(\left( O \right) \Rightarrow MA = MB\) (tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau)
Lại có: \(OA = OB = R\)
\( \Rightarrow MO\) là đường trung trực của \(AB\)
\( \Rightarrow OM \bot AB\) tại \(I\)
\( \Rightarrow I\) là trung điểm của \(AB\)
\( \Rightarrow AI = IB = \dfrac{{AB}}{2}\)
Ta lại có: \(\angle MAO = {90^0}\) (vì \(MA\) là tiếp tuyến của đường tròn \(\left( O \right)\))
\( \Rightarrow \Delta MAO\) vuông tại \(A\)
\(\Delta MAO\) vuông tại \(A\), đường cao \(AI\), áp dụng hệ thức lượng trong tam giác vuông ta có:
\(OI.OM = O{A^2} = {R^2}\) và \(OI.{\rm{ }}IM = I{A^2} = \dfrac{{A{B^2}}}{4}\) (đpcm).
c) + \(MB\) là tiếp tuyến của đường tròn \(\left( O \right) \Rightarrow OB \bot MB\)
\(H\) là trực tâm của tam giác \(\Delta MAB \Rightarrow AH \bot MB\)
Ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}OB \bot MB\\AH \bot MB\end{array} \right. \Rightarrow OB//AH\) (quan hệ từ vuông góc đến song song)
+ \(MA\) là tiếp tuyến của đường tròn \(\left( O \right) \Rightarrow OA \bot MA\)
\(H\) là trực tâm của tam giác \(\Delta MAB \Rightarrow BH \bot MA\)
Ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}OA \bot MA\\BH \bot MA\end{array} \right. \Rightarrow OA//BH\) (quan hệ từ vuông góc đến song song)
Xét tứ giác \(AOBH\) có: \(\left\{ \begin{array}{l}OB//AH\\OA//BH\end{array} \right.\)
\( \Rightarrow AOBH\) là hình bình hành (dấu hiệu nhận biết)
Mà \(OA = OB = R\)
\( \Rightarrow AOBH\) là hình thoi (dấu hiệu nhận biết)
\( \Rightarrow AH = AO = R\)
Vậy khi \(M\) di chuyển trên đường thẳng \(\left( d \right)\) thì \(H\) luôn cách \(A\) cố định một khoảng bằng \(R\). Do đó, quỹ tích của điểm \(H\) khi \(M\) di chuyển trên đường thẳng \(\left( d \right)\) là nửa đường tròn tâm \(\left( {A,AH} \right)\,,AH = R\)
Hỗ trợ - Hướng dẫn
-
024.7300.7989
-
1800.6947
(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com