Cho tam giác nhọn \(ABC\) \(\left( {AB \ne AC} \right)\) nội tiếp đường tròn \(\left( O \right)\). Gọi
Cho tam giác nhọn \(ABC\) \(\left( {AB \ne AC} \right)\) nội tiếp đường tròn \(\left( O \right)\). Gọi \(I\) là tâm đường tròn bàng tiếp trong góc \(\widehat {BAC}\) của tam giác \(ABC\). Đường thẳng \(AI\) cắt \(BC\) tại \(D\), cắt đường tròn \(\left( O \right)\) tại \(E\,\,\left( {E \ne A} \right)\).
a) Chứng minh \(E\) là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác \(IBC\).
b) Kẻ \(IH\) vuông góc với \(BC\) tại \(H\). Đường thẳng \(EH\) cắt đường tròn \(\left( O \right)\) tại \(F\) \(\left( {F \ne E} \right)\). Chứng minh \(AF \bot FI\).
c) Đường thẳng \(FD\) cắt đường tròn \(\left( O \right)\) tại \(M\,\,\left( {M \ne F} \right)\), đường thẳng \(IM\) cắt đường tròn \(\left( O \right)\) tại \(N\) \(\left( {N \ne M} \right)\). Đường thẳng qua \(O\) song song với \(FI\) cắt \(AI\) tại \(J\), đường thẳng qua \(J\) song song với \(AH\) cắt \(IH\) tại \(P\). Chứng minh ba điểm \(N,\,\,E,\,\,P\) thẳng hàng.
a) \(EB = EC = EI \Rightarrow E\) là tâm đường tròn ngoại tiếp \(\Delta IBC\)\(\)
b) + \(\Delta FCE \sim \Delta CHE\left( {g.g} \right)\)
+ \(\Delta EIH \sim \Delta EFI\left( {c.g.c} \right)\)
+ \(\angle IAF + \angle AIF = \angle DHE + \angle EHI = {90^0} \Rightarrow AF \bot FI\)
c) + Gọi \(Q\) là điểm đối xứng với \(I\) qua \(E\).
+ \(MQFI\) là tứ giác nội tiếp
+ \(\Delta EQH \sim \Delta EFQ\)
+ \(EN//QH\)
\(E\) là trung điểm của \(IQ\) nên \(EN\) đi qua trung điểm \(P\) của \(IH\) hay \(N,E,P\) thẳng hàng.
a) Có \(AI\) là phân giác góc \(\angle BAC \Rightarrow \angle BAE = \angle CAE\)\( \Rightarrow EB = EC\) (1)
Có \(\angle EBI = \angle CBI - \angle CBE = \dfrac{{{{180}^0} - \angle ABC}}{2} - \dfrac{{\angle BAC}}{2} = \dfrac{{\angle ACB}}{2} = \dfrac{{\angle AEB}}{2}\)
\( \Rightarrow \Delta BEI\) cân tại \(E \Rightarrow EB = EI\) (2)
Từ (1) và (2) suy ra \(E\) là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác \(BCI\).
b) Ta có: \(\angle IAF = \angle DHE\)
Xét \(\Delta FCE\) và \(\Delta CHE\) có:
\(\begin{array}{l} \Rightarrow \dfrac{{CE}}{{HE}} = \dfrac{{EF}}{{CE}}\\ \Rightarrow C{E^2} = EF.HE\\ \Rightarrow E{I^2} = EF.HE\\ \Rightarrow \dfrac{{EI}}{{HE}} = \dfrac{{EF}}{{EI}}\end{array}\)
Xét \(\Delta EIH\) và \(\Delta EFI\) có:
\(\left. \begin{array}{l}\angle FEI\,\,chung\\\dfrac{{EI}}{{HE}} = \dfrac{{EF}}{{EI}}\left( {cmt} \right)\end{array} \right\} \Rightarrow \Delta EIH \sim \Delta EFI\left( {c.g.c} \right)\)
\( \Rightarrow \angle EHI = \angle EIF\) (hai góc tương ứng)
\(\begin{array}{l} \Rightarrow \angle IAF + \angle AIF = \angle DHE + \angle EHI = {90^0}\\ \Rightarrow AF \bot FI\end{array}\)
c) \(OJ//FI\) nên \(OJ \bot AF \Rightarrow J\) là tâm đường tròn ngoại tiếp \(\Delta AFI\)
\( \Rightarrow J\) là trung điểm \(AI \Rightarrow P\) là trung điểm của \(IH\).
Gọi \(Q\) là điểm đối xứng với \(I\) qua \(E\).
Có \(DQ.DI = DM.DF\left( { = DB.DC} \right)\)
\( \Rightarrow MQFI\) là tứ giác nội tiếp
\( \Rightarrow \angle QFM = \angle QIM\), mà \(\angle MNE = \angle MFE \Rightarrow \angle NEQ = \angle QFE\)
\(E{Q^2} = E{I^2} = EH.EF \Rightarrow \Delta EQH \sim \Delta EFQ\)\( \Rightarrow \angle QFE = \angle HQE\).
Suy ra \(\angle NEQ = \angle HQE\left( { = \angle QFE} \right)\)\( \Rightarrow EN//QH\)
Mà \(E\) là trung điểm của \(IQ\) nên \(EN\) đi qua trung điểm \(P\) của \(IH\) hay \(N,E,P\) thẳng hàng.
Hỗ trợ - Hướng dẫn
-
024.7300.7989
-
1800.6947
(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com