Cho mạch điện như hình. Nguồn điện có hiệu điện thế U không đổi. Thay đổi biến trở thì
Cho mạch điện như hình. Nguồn điện có hiệu điện thế U không đổi. Thay đổi biến trở thì khi thấy ampe kế chỉ \({I_1} = 1A\) hoặc \({I_2} = 4A\) thì công suất tỏa nhiệt trên biến trở đều như nhau và bằng \({P_0} = 16W\). Xác định công suất lớn nhất có thể có của biến trở. Biết ampe kế lí tưởng, bỏ qua điện trở của các dây nối.
Quảng cáo
Cường độ dòng điện: \(I = \dfrac{U}{R}\)
Công suất: \(P = {I^2}R\)
Bất đẳng thức Cauchy: \(a + b \ge 2\sqrt {ab} \) (dấu “=” xảy ra \( \Leftrightarrow a = b\))
Khi \({I_1} = 1A;{P_0} = 16W\), ta có:
\(\begin{array}{l}{R_1} = \dfrac{{{P_0}}}{{I_1^2}} = \dfrac{{16}}{{{1^2}}} = 16\left( \Omega \right)\\ \Rightarrow \dfrac{U}{{r + 16}} = 1 \Rightarrow U = r + 16\,\,\left( 1 \right)\end{array}\)
Khi \({I_1} = 4A;{P_0} = 16W\), ta có:
\(\begin{array}{l}{R_2} = \dfrac{{{P_0}}}{{I_2^2}} = \dfrac{{16}}{{{4^2}}} = 1\left( \Omega \right)\\ \Rightarrow \dfrac{U}{{r + 1}} = 4 \Rightarrow U = 4r + 4\end{array}\)
Từ (1) và (2), ta có:
\(r + 16 = 4r + 4 \Rightarrow r = 4\left( \Omega \right) \Rightarrow U = 20\left( V \right)\)
Công suất tiêu thụ trên biến trở là:
\(\begin{array}{l}P = {I^2}R = {\left( {\dfrac{U}{{R + r}}} \right)^2}R = \dfrac{{{{20}^2}R}}{{{{\left( {R + 4} \right)}^2}}}\\ \Rightarrow P = \dfrac{{{{20}^2}R}}{{{R^2} + 16 + 8R}} = \dfrac{{{{20}^2}}}{{R + \dfrac{{16}}{R} + 8}}\left( W \right)\end{array}\)
Áp dụng bất đẳng thức Cauchy, ta có:
\(R + \dfrac{{16}}{R} \ge 2\sqrt {R.\dfrac{{16}}{R}} = 8 \Rightarrow P \le \dfrac{{{{20}^2}}}{{8 + 8}} = 25\left( W \right)\)
Dấu “=” xảy ra khi và chỉ khi \(R = \dfrac{{16}}{R} \Rightarrow R = 4\left( \Omega \right)\)
Vậy công suất lớn nhất có thể có trên biến trở là 25W khi giá trị của biến trở là \(4\Omega \).
Hỗ trợ - Hướng dẫn
-
024.7300.7989
-
1800.6947
(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com