Một bình chứa hình trụ được đặt thẳng đứng, đáy của hình trụ nằm ngang, bên trong bình
Một bình chứa hình trụ được đặt thẳng đứng, đáy của hình trụ nằm ngang, bên trong bình đang chứa nước ở nhiệt độ t1=600Ct1=600C. Người ta rót thêm vào bình một lượng dầu thực vật ở nhiệt độ t2=200C cho đến khi tổng độ cao của cột nước và cột dầu trong bình là h = 50cm. Xảy ra sự trao đổi nhiệt giữa nước và dầu dẫn đến sự cân bằng nhiệt ở nhiệt độ t=450C. Cho khối lượng riêng của nước là D1=1000kg/m3, của dầu là D2=800kg/m3, của nước đá là D3=900kg/m3, nhiệt dung riêng của nước là c1=4200J/kg.K, nhiệt dung riêng của dầu là c2=2100J/kg.K và nhiệt nóng chảy của nước đá là λ=336kJ/kg. Biết dầu nổi hoàn toàn trên mặt nước. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt giữa các chất lỏng với bình và với môi trường.
a) Tính áp suất do khối chất lỏng gây ra tại đáy bình.
b) Thả nhẹ một số viên nước đá ở nhiệt độ 00C vào bình. Khi vừa thả vào bình thì mực dầu dâng thêm một đoạn có độ cao Δh và các viên nước đá không bị chạm vào đáy bình. Hỏi Δh phải có giá trị nào để nước đá tan hết? Khi nước đá tan hết thì mực dầu trong bình dâng lên hay hạ xuống bao nhiêu so với lúc mới thả chúng vào và chưa tan?
Quảng cáo
Khối lượng: m=DSh
Nhiệt lượng: Q=mcΔt
Phương trình cân bằng nhiệt: Qtoa=Qthu
a) Gọi S là diện tích đáy bình, h1,h2(cm) lần lượt là chiều cao cột nước và cột dầu.
Ta có: h1+h2=50 (1)
Áp dụng phương trình cân bằng nhiệt, ta có:
Qthu=Qtoa⇒m1c1Δt1=m2c2Δt2⇒D1Sh1c1Δt1=D2Sh2c2Δt2⇒1000h1.4200(60−45)=800h2.2100(45−20)⇒h2=1,5h1(2)
Từ (1) và (2), ta có: {h1=20(cm)h2=30(cm)
Áp suất do khối chất lỏng gây ra tại đáy bình là:
p=D1gh1+D2gh2=1000.10.0,2+800.10.0,3=4400(Pa)
b) Thể tích nước đá thả vào bình: V3=SΔh
Khối lượng nước đá thả vào bình: m3=D3V3=D3SΔh
Nhiệt lượng nước đá thu vào để tan hết: Q3=m3λ=D3SΔhλ
Nhiệt lượng nước và dầu tỏa ra:
Q12=(m1c1+m2c2)Δt=(D1Sh1c1+D2Sh2c2).45
Áp dụng phương trình cân bằng nhiệt, ta có:
Q12=Q3⇒(D1Sh1c1+D2Sh2c2).45=D3SΔhλ⇒Δh=(D1h1c1+D2h2c2).45D3λ=20(cm)
Gọi h3 là chiều cao phần cột nước do nước đá sau khi tan hết.
Do khối lượng nước bảo toàn, ta có:
D3SΔh=D1Sh3⇒h3=D3D1Δh⇒h3=9001000.20=18(cm)⇒Δh−h3=20(cm)
Vậy mực dầu trong bình khi đá tan hết hạ xuống 2 cm so với lúc mới thả chúng vào và chưa tan.
>> Học trực tuyến Lớp 9 & Lộ trình UP10 trên Tuyensinh247.com
>> Chi tiết khoá học xem: TẠI ĐÂY
Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều), theo lộ trình 3: Nền Tảng, Luyện Thi, Luyện Đề. Bứt phá điểm lớp 9, thi vào lớp 10 kết quả cao. Hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Hỗ trợ - Hướng dẫn

-
024.7300.7989
-
1800.6947
(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com