Cho tam giác ABC vuông tại A (AC > AB). Trên tia BA lấy điểm D sao cho AD = AC. Kẻ DH vuông góc với
Cho tam giác ABC vuông tại A (AC > AB). Trên tia BA lấy điểm D sao cho AD = AC. Kẻ DH vuông góc với BC tại H. Gọi K là giao điểm của hai đường thẳng DH và AC. Chứng minh rằng:
a) \(\angle DHA = \angle DCA\)
b) \(AK = AB\)
Quảng cáo
a) Chứng minh tứ giác nội tiếp từ đó suy ra các góc nội tiếp bằng nhau
b) Chứng minh \(\angle AKB = \angle ABK \Rightarrow \Delta AKB\) cân tại A.
a) \(\angle DHA = \angle DCA\)
Ta có \(\angle DAC = \angle DHC = {90^0}\) (do tam giác ABC vuông tại A và \(DH \bot BC\) tại H)
Mà A, H là 2 đỉnh kề nhau, cùng nhìn DC dưới 2 góc bằng nhau nên AHCD nội tiếp
\( \Rightarrow \angle DHA = \angle DAC\) (hai góc nội tiếp cùng chắn cung AD) (đpcm)
b) \(AK = AB\)
Do AD = AC (giá trị) nên tam giác ACD cân tại A \( \Rightarrow \angle ADC = \angle ACD\) (tính chất) (1)
Xét tứ giác AKHB có \(\angle BAK = \angle AHK = {90^0} \Rightarrow \angle BAK + \angle AHK = {90^0} + {90^0} = {180^0}\)
Suy ra tứ giác AKHB nội tiếp (tổng hai góc đối bằng \({180^0}\)) (đhnb)
\( \Rightarrow \angle AKB = \angle AHB\) (hai góc nội tiếp cùng chắn cung AB)
Mà \(\angle AHB = \angle BDC\) (góc ngoài và góc trong tại đỉnh đối diện của tứ giác nội tiếp AHCD)
\( \Rightarrow \angle AKB = \angle BDC = \angle ADC\) (2)
Ta có \(\angle ABK = \angle AHK\) (hai góc nội tiếp cùng chắn cung AK)
Mà \(\angle AHK = \angle AHD = \angle ACD\) (hai góc nội tiếp cùng chắn cung AD)
\( \Rightarrow \angle ABK = \angle ACD\) (3)
Từ (1), (2), (3) suy ra \(\angle AKB = \angle ABK \Rightarrow \Delta AKB\) cân tại A.
Vậy AK = AB (tính chất tam giác cân) (đpcm).
Hỗ trợ - Hướng dẫn
-
024.7300.7989
-
1800.6947
(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com