Cho tam giác ABC cân tại A, các đường cao \(AM,{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} BN\) cắt nhau tại H. Chứng minh
Cho tam giác ABC cân tại A, các đường cao \(AM,{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} BN\) cắt nhau tại H. Chứng minh MN là tiếp tuyến của đường tròn đường kính AH.
Sử dụng tính chất tam giác cân và tính chất tiếp tuyến để chứng minh bài toán.
Gọi \(O\) là trung điểm của AH \( \Rightarrow O\) là tâm của đường tròn đường kính AH.
Ta có: BN là đường cao của \(\Delta ABC\) ..
\( \Rightarrow \Delta ANH\) vuông tại \(N\) \( \Rightarrow N \in \left( O \right).\) (*)
Xét \(\Delta ANH\) vuông tại \(N\) có đường trung tuyến ON
\( \Rightarrow ON = OH = \dfrac{1}{2}AH\) (đường trung tuyến ứng với cạnh huyền trong tam giác vuông).
\( \Rightarrow \Delta ONH\) cân tại \(O\) (định nghĩa tam giác cân)
\( \Rightarrow \angle ONH = \angle OHN\) (tính chất tam giác cân) (1)
Vì \(\Delta ABC\) cân tại A, có đường cao \(AM \Rightarrow M\) là trung điểm của BC (tính chất tam giác cân).
Xét \(\Delta BCN\) vuông tại \(N\) có đường trung tuyến MN
\( \Rightarrow MN = BM = \dfrac{1}{2}BC\) (đường trung tuyến ứng với cạnh huyền trong tam giác vuông).
\( \Rightarrow \angle MBN = \angle MNB\) (tính chất tam giác cân). (2)
Lại có: \(\angle MHB + \angle HBM = {90^0}\) (\(\Delta BHM\)vuông tại \(M\))
Hay \(\angle MHB + \angle NBM = {90^0}\)
Mặt khác \(\angle BHM = \angle OHN\) (hai góc đối đỉnh)
\( \Rightarrow \angle OHN + \angle HBM = {90^0}\) (3)
Từ (1), (2) và (3) ta suy ra: \(\angle MNB + \angle HNO = {90^0}\)
Hay \(MN \bot ON\) (**)
Từ (*) và (**) \( \Rightarrow MN\) là tiếp tuyến của đường tròn đường kính AH (đpcm)
Hỗ trợ - Hướng dẫn
-
024.7300.7989
-
1800.6947
(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com