Cho hai đường tròn \(\left( {O;R} \right)\) và \(\left( {O';r} \right)\) tiếp xúc ngoài với nhau tại
Cho hai đường tròn \(\left( {O;R} \right)\) và \(\left( {O';r} \right)\) tiếp xúc ngoài với nhau tại điểm \(A\) biết \(R > r > 0.\) Tiếp tuyến chung ngoài BC của hai đường tròn đó cắt đường nối tâm OO' tại \(M\), trong đó \(B \in \left( O \right),C \in \left( {O'} \right)\) và \(BC = CM = 4{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} cm\). Tính tổng \(R + r\).
Vận dụng dấu hiệu nhận biết và tính chất của đường trung bình trong tam giác.
Phát hiện mối quan hệ giữa \(R\) và \(r\) , từ đó biểu diễn \(r\) theo \(R\)
Áp dụng định lý Pythagore, tính được \(R\) và \(r\) .
Ta có: B,C,M thẳng hàng mà \(BC = CM = 4cm\)
\( \Rightarrow C\) là trung điểm của BM
BC là tiếp tuyến chung của đường tròn \(\left( O \right)\) và \(\left( {O'} \right)\) nên \(OB//O'C\)
\(\Delta OBM\) có: \(C\) là trung điểm của BM và \(OB//O'C\)
\( \Rightarrow O'C\) là đường trung bình của \(\Delta OBM\) (dhnb đường trung bình trong tam giác)
\( \Rightarrow O'C = \dfrac{1}{2}OB\) hay \(r = \dfrac{1}{2}R\)
Và O' là trung điểm của OM \( \Rightarrow OM = 2OO'\)
Vì \(\left( O \right)\) và \(\left( {O'} \right)\) tiếp xúc ngoài với nhau tại \(A\) nên \(OO' = OA + AO' = R + r\)
Do đó \(OM = 2\left( {R + r} \right) = 2\left( {R + \dfrac{1}{2}R} \right) = 2.\dfrac{3}{2}R = 3R\)
\(\Delta OBM\) vuông tại \(B\) , theo định lý Pythagore, ta có:
\(\begin{array}{*{20}{l}}{O{B^2} + B{M^2} = O{M^2}}\\{{R^2} + {8^2} = {{\left( {3R} \right)}^2}}\\{9{R^2} - {R^2} = 64}\\{8{R^2} = 64}\\{{R^2} = 8}\\{ \Rightarrow R = 2\sqrt 2 \left( {cm} \right)}\end{array}\)
Khi đó, \(r = \dfrac{1}{2}R = \dfrac{1}{2}.2\sqrt 2 {\rm{ \;}} = \sqrt 2 \left( {cm} \right)\)
Vậy \(R + r = 2\sqrt 2 {\rm{ \;}} + \sqrt 2 {\rm{ \;}} = 3\sqrt 2 \left( {cm} \right)\)
Hỗ trợ - Hướng dẫn
-
024.7300.7989
-
1800.6947
(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com