5.1. Cho \(\Delta ABC\) vuông tại \(A;BC = 12\;{\rm{cm}}\); \(\angle B = 30^\circ \) (hình vẽ bên). Tính cạnh
5.1. Cho \(\Delta ABC\) vuông tại \(A;BC = 12\;{\rm{cm}}\); \(\angle B = 30^\circ \) (hình vẽ bên). Tính cạnh AB? (Biết \(\cos 30^\circ = \dfrac{{\sqrt 3 }}{2}\)).
5.2. Cho \(\Delta ABC\) có ba góc nhọn và đường cao \({\rm{BE}}\). Gọi \({\rm{H}}\) và \({\rm{K}}\) lần lượt là chân các đường vuông góc kẻ từ điểm \({\rm{E}}\) đến \({\rm{AB}},{\rm{BC}}\).
a) Chứng minh tứ giác \({\rm{BHEK}}\) là tứ giác nội tiếp.
b) Chứng minh \(BH.BA = BK.BC\)
c) Gọi \({\rm{F}}\) là chân đường vuông góc kẻ từ điểm \({\rm{C}}\) đến đường thẳng \({\rm{AB}}\) và \({\rm{I}}\) là trung điểm của đoạn thẳng \({\rm{EF}}\). Chứng minh ba điểm \({\rm{H}},{\rm{I}},{\rm{K}}\) là ba điểm thẳng hàng.
Vận dụng các tính chất hình học để chứng minh.
a) Do \(EH \bot AB,EK \bot BC\left( {gt} \right) \Rightarrow \angle EHB = \angle EKB = {90^0}\)
Xét tứ giác \({\rm{BHEK}}\) có \(\angle EHB + \angle EKB = {90^0} + {90^0} = {180^0}\)
Mà hai góc này ở vị trí đối nhau nên tứ giác \({\rm{BHEK}}\) nội tiếp.
b) Xét tam giác ABE vuông tại E, đường cao EH có \(B{E^2} = BH.BA\) (hệ thức lượng trong tam giác vuông)
Xét tam giác BEC vuông tại E, đường cao EK có \(B{E^2} = BK.BC\) (hệ thức lượng trong tam giác vuông)
\( \Rightarrow BH.BA = BK.BC\) (đpcm)
c) Gọi M là giao điểm của HI và FC.
Do \(\left\{ \begin{array}{l}CF \bot AB\left( {gt} \right)\\EH \bot AB\left( {gt} \right)\end{array} \right. \Rightarrow HE\parallel CF \Rightarrow \angle FMH = \angle MHE\) (so le trong)
Mà \(\Delta HFE\) vuông tại H, trung tuyến HI \( \Rightarrow IH = IF = IE\) (tính chất trung tuyến ứng với cạnh huyền)
\( \Rightarrow \Delta IHE\) cân tại I
\(\begin{array}{l} \Rightarrow \angle IHE = \angle HEF\\ \Rightarrow \angle HEF = \angle FMH\end{array}\)
Mà 2 góc này kề nhau, cùng nhìn HF nên H,E,M,F cùng thuộc 1 đường tròn
\( \Rightarrow \angle EHF + \angle EMF = {180^0} \Rightarrow \angle EMF = {90^0} \Rightarrow EM \bot FC\)
\( \Rightarrow \angle EMC = \angle EKC = {90^0}\)
Mà 2 góc này kề nhau, cùng nhìn EC nên E,M,K,C cùng thuộc 1 đường tròn.
\( \Rightarrow \angle ECK + \angle EMK = {180^0}\) (1)
Từ b, \(BH.BA = BK.BC \Rightarrow \dfrac{{BH}}{{BC}} = \dfrac{{BK}}{{BA}}\)
Lại có \(\angle BAC\) chung nên \(\Delta BHK\)~\(\Delta BCA\left( {g.g} \right) \Rightarrow \angle BCA = \angle BHK\)
Mà \(\angle BHK = \angle HME\) (so le trong)
\( \Rightarrow \angle HME = \angle ACB\)
Thay vào (1) ta được \(\angle EMH + \angle EMK = {180^0} \Rightarrow K,M,H\) thẳng hàng
Mà H, I, M thẳng hàng nên H, I, K thẳng hàng.
Hỗ trợ - Hướng dẫn
-
024.7300.7989
-
1800.6947
(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com