Cho tam giác ABC nhọn, kẻ hai đường cao BE và CD (E thuộc AC, D thuộc AB).1) Chứng minh tứ giác BDEC
Cho tam giác ABC nhọn, kẻ hai đường cao BE và CD (E thuộc AC, D thuộc AB).
1) Chứng minh tứ giác BDEC nội tiếp.
2) Chứng minh AD.AB=AE.AC.
3) Cho BC=12cm,∠BAC=30∘. Gọi N là tâm đường tròn ngoại tiếp tứ giác BDEC. Tính diện tích hình giới hạn bởi dây DE và cung nhỏ DE của đường tròn tâm N.
Quảng cáo
Vận dụng các tính chất hình học để chứng minh.
1) Do BE, CD là đường cao nên ∠BEC=∠BDC=900
Mà D, E kề nhau, cùng nhìn BC dưới góc 900 nên B,D,E,C cùng thuộc đường tròn đường kính BC hay tứ giác BDEC nội tiếp
2) Xét ΔABE và ΔACD có ∠BAC chung
∠ABE=∠ACD (góc nội tiếp cùng chắn cung DE)
⇒ΔABE~ ΔACD(g.g)
⇒ABAC=AEAD
⇒AB.AD=AE.AC
3) Do N là tâm đường tròn ngoại tiếp tứ giác BDEC nên N là trung điểm của BC
BC=12⇒r=NB=6cm
ΔNDB cân nên ∠BND=1800−2∠DBN (tổng các góc trong tam giác)
Tương tự ∠CNE=1800−2∠NCA
Ta có ∠DNE=1800−∠BND−∠CNE
=1800−(1800−2∠DBN)−(1800−2∠NCA)=2∠DBN+2∠NCA−1800=2(∠DBN+∠NCA)−1800=2(1800−∠BAC)−1800=2(1800−300)−1800=1200
Diện tích hình quạt tạo bởi cung nhỏ DE của (N) là Sq=π.62.120360=12πcm2
Gọi H là trung điểm của DE nên NH⊥DE
ΔNDE cân có ∠DNE=1200⇒∠NDE=300
⇒DH=cos300.DN=cos300.6=3√3⇒DE=6√3cm
⇒NH=ND.sin300=3cm⇒SΔNDE=12NH.DE=12.3.6√3=9√3cm2
Diện tích hình giới hạn bởi dây DE và cung nhỏ DE của đường tròn tâm N là
S=Sq−SΔNDE=12π−9√3(cm2)
>> Học trực tuyến Lớp 9 & Lộ trình UP10 trên Tuyensinh247.com
>> Chi tiết khoá học xem: TẠI ĐÂY
Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều), theo lộ trình 3: Nền Tảng, Luyện Thi, Luyện Đề. Bứt phá điểm lớp 9, thi vào lớp 10 kết quả cao. Hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Hỗ trợ - Hướng dẫn

-
024.7300.7989
-
1800.6947
(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com